Tin tức

Người dân lo ngại nếu bỏ trần giá vé máy bay

Thứ tư, 19/05/2021 - 15:12

Tại dự thảo báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nhà nước chỉ định giá trần với đường bay có từ 1-2 hãng khai thác. Với đường bay có từ 3 hãng khai thác trở lên các hãng được tự quyết định giá vé và thực hiện niêm yết theo quy định. Đề xuất này khiến dư luận lo ngại giá vé máy bay sẽ được thả nổi và có thể sẽ bị đẩy giá lên cao vào dịp cao điểm lễ, tết. Còn các hãng hàng không lại cho rằng nên để thị trường điều tiết theo “cung” và “cầu”.

 

Người dân lo ngại nếu bỏ trần giá vé máy bay

 
Hiện khung giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông đang được áp dụng cho 5 nhóm đường bay, với mức giá  từ 1,6 - 3,75 triệu đồng/vé/chiều tùy cự ly, chưa bao gồm các khoản phí và phụ thu khác. Căn cứ khung giá này, các hãng hàng không đã xây dựng nhiều dải giá, từ 0 đồng đến gần sát trần với khoảng từ 10 - 15 mức giá khác nhau nên khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Nay, nếu được bỏ giá trần thì có ý kiến lo ngại giá vé máy bay sẽ thả nổi để các hãng hàng không tự quyết định. Giá vé có thể rất cao vào các dịp lễ, tết, mùa du lịch.
 
 
Một hành khách chia sẻ: Theo tôi bỏ giá trần sẽ mất đi cơ hội mua vé giá rẻ, vì vậy nhà nước nên quản lý giá cho phù hợp, không để thả nổi giá cho các hãng tự quyết định.

 

Chị Nguyễn Hà My, Cầu Giấy, Hà Nội
 
Chị Nguyễn Hà My, Cầu Giấy, Hà Nội, nói: Thiệt hại đầu tiên cho người tiêu dùng, người tiêu dùng rất khó lựa chọn di chuyển bằng máy bay cũng như hạn chế kích cầu du lịch, không thúc đẩy được ngành du lịch cũng như ảnh hưởng đến hành khách, không có nhiều cơ hội để đi du lịch. Gây ra sự độc quyền và gây khó cho những người như mình.

 
 
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc quy định giá tối đa nhằm ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Vietnam Airlines và Vietjet đã chiếm trên 50% thị phần vận tải nội địa, còn theo đường bay như Hà Nội – TPHCM thì 2 hãng này cũng chiếm quá nửa thị phần. Hơn nữa, hàng không là lĩnh vực đặc thù, ít doanh nghiệp tham gia, thống lĩnh thị trường nên rất cần nhà nước phải quản lý và định giá trần.

 

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính
 
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính, cho biết: Đề xuất bỏ giá trần dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng và có thể các hãng hợp tác để nâng giá vé vào dịp lễ tết, hè và những đường bay có đông người đi.

 

PGS. TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế
 
PGS. TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế, nói: Hai hãng là VietNamairlines, VJ chiếm thị phần lớn thì buộc phải quy định giá trần. Mỗi hãng có mục đích, hướng kinh doanh khách nhau như VJ hướng kinh doanh giá rẻ.
 
Việt Nam hiện là một trong số ít nước áp giá trần vé máy bay. Cục Hàng không cũng nhiều lần đề xuất bỏ giá trần khi sửa đổi, bổ sung Luật Hàng không dân dụng, nhưng vẫn chưa được chấp thuận./.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng