Tin tức

Không tuyển học sinh nói ngọng vào sư phạm

Thứ sáu, 23/04/2021 - 15:11

Mới đây, trường đại học Sư phạm Hà Nội đã công bố dự thảo đề án tuyển sinh năm 2021 đã lập tức gây sự quan tâm của thí sinh và xã hội. Bởi điểm khác biệt năm nay bên cạnh thí sinh phải có hạnh kiểm khá thì trường cũng sẽ không tuyển thí sinh nói ngọng. Bên cạnh ý kiến đồng tình thì cũng còn nhiều băn khoăn xung quanh quy định này.

 

Trường đại học Sư phạm Hà Nội công bố dự thảo đề án tuyển sinh năm 2021 gây sự quan tâm của thí sinh và xã hội.
 
Theo đề án năm 2021, trường đại học sư phạm Hà Nội, đối tượng tuyển sinh trong toàn quốc gồm: thí sinh tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm cả 6 kỳ đạt loại khá, đáng chú ý không tuyển sinh thí sinh dị tật, dị hình và nói ngọng, nói lắp.

Bà Đinh Thu Hằng -  Phó Trưởng phòng Hành chính Đối ngoại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nói: Nếu các thí sinh mong muốn được trở thành thầy cô giáo được đứng lớp, thì khi thi vào khối sư phạm thì các em cần phải có tiêu chí nhất định, những điều kiện này thì ngoài học lực và hạnh kiểm thì còn quy định khác từng ngành được quy định vào tuyển sinh năm 2021 của nhà trường. Chúng tôi sẽ ra đề án chính thức trong thời gian tới và chỉ tiêu của các tỉnh và địa phương thì chúng tôi mới chốt được phương án.

Thông tin này được đưa ra, trong khi thời gian đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh chỉ còn vài ngày khiến cho nhiều em học sinh lớp 12 hoang mang, lo lắng. Với chất giọng địa phương, đôi lúc bị nhầm lẫn ''l,n'', nên ước mơ trở thành cô giáo ngay từ nhỏ của Thảo cũng như nhiều học sinh khác có thể phải gác lại.

Em Nguyễn Thị Thảo – Trường THPT Thạch Thất, Hà Nội, chia sẻ: Nếu nói ngọng không được thi thì không công bằng với người có năng lực thực sự chỉ vì lỗi ấy mà phá hủy ước mơ của bọn em, khi đầu vào không quan trọng bằng đầu ra.

Sư phạm là nghề dạy người nên đòi hỏi sự chuẩn mực của người giáo viên là rất lớn. Việc tuyển sinh càng chặt chẽ, chi tiết sẽ càng thuận lợi cho quá trình đào tạo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, quy định đưa ra cần có lộ trình để những thí sinh có nhu cầu có thời gian để chuẩn bị đủ những điều kiện đó. Còn việc đưa ra quy định trong khi việc đăng ký nguyện vọng chỉ còn vài ngày là gây khó cho các em.
Điểm khác biệt năm nay bên cạnh thí sinh phải có hạnh kiểm khá, trường sẽ không tuyển thí sinh nói ngọng. 

Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Minh - Trường THPT Thạch Thất, Hà Nội, nói: Nếu là một giáo viên thì lên lớp không thể nói ngọng được, mình rất ủng hộ điều này, nhưng mình nghĩ cần có lộ trình khoảng 1 năm để các bạn có nhu cầu các em sẽ sửa.

Cùng với đó, chính các nhà sư phạm cũng cho rằng, có những lỗi ngọng có thể sửa được trong quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm khi ở trường đại học. Vì thế, thay vì quy định chung chung thì cần có quy định rõ, cụ thể về nội hàm của nói ngọng là như thế nào. Đồng thời, nên để quy định thành chuẩn đầu ra thay vì đầu vào, để không làm mất đi cơ hội của thí sinh giỏi có đam mê vào ngành này.

TS Trần Thị Hà Giang – Trưởng khoa Sư phạm, Trường đại học Thủ Đô, Hà Nội, nói: Chắc chắn rèn được, chia giai đoạn cho sinh viên, trước khi thực tập vẫn có lỗi thì chúng tôi không có đi thực tập, có áp lực thì các bạn sẽ rèn.

Em Phạm Thị Hằng – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chia sẻ: ở nhà viết lên bảng nói đọc theo bài thơ, hoặc đoạn văn, lên lớp nói với các bạn lắng nghe nhiều hơn, cải thiện về tình hình nói ngọng của mình.

Năm đầu tiên còn chưa phân biệt được sai hay đúng khi đọc ''l,n'' thì đến năm thứ 3 Phạm Thị Hằng đã có thể nhận biết và chỉnh sửa lỗi nói ngọng của mình đến 80%. Nên với lộ trình 20% phải hoàn thành trong năm cuối sẽ không là quá khó với Hằng. Quan trọng hơn là ước mơ được đứng trên bục giảng của em đã hiện hữu ngay trước mắt./.

Xem video:
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng