Tin tức

Thanh niên miền núi lập thân, lập nghiệp

Thứ ba, 30/03/2021 - 09:28

Lập thân, lập nghiệp đã trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy ý chí vươn lên làm giàu của mỗi thanh niên ở khu vực miền núi Quảng Ngãi. Tại huyện Sơn Hà, bước đầu tạo dựng nhiều mô hình hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.



Mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh của thanh niên Đặng Minh Triều. Ảnh: Ngọc Trai
 
Mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh đang được thanh niên Đặng Minh Triều, thị trấn Di Lăng triển khai trên diện tích gần 300m2. Các loại rau chính được trồng là các loại xà lách giống nhập ngoại và rau cải ngồng. Với chu kì khai thác 45-60 ngày, giá thành 45.000/kg, mỗi năm Đặng Minh Triều thu về gần 150 triệu đồng, trừ chi phí còn khoảng 75 triệu đồng.

Thanh niên ĐẶNG MINH TRIỀU- Thị trấn Di Lăng, Sơn Hà, Quảng Ngãi, chia sẻ:”Mình thực hiện mô hình này xuất phát từ đam mê muốn tạo được sản phẩm sạch, hữu cơ, có sự phát triển bền vững. Hiện tại mô hình rau của tôi đã đạt chứng chỉ Vietgap và có truy suất nguồn gốc. Để phát triển ổn định hơn, tôi sẽ phát triển mở rộng diện tích rau, liên kết với trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để cung ứng sản phẩm vào hệ thống siêu thị Big C và Coopmart”.

           Vườn phong lan trên 1000m2 với 1000 giá thể hoa lan rừng của nhóm thanh niên Thị Trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà thành lập từ năm 2019. Các thành viên tham gia tổ hợp tác cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và kết nối đầu ra cho sản phẩm. Sau 2 năm hoạt động, mỗi thành viên tham gia tổ hợp tác có nguồn thu từ 20 triệu đến 50 triệu đồng/năm.

 

Vườn phong lan trên 1000m2 của nhóm thanh niên Thị Trấn Di Lăng.Ảnh:Ngọc Trai

  Thanh niên NGUYỄN TẤN LỰC- Thị trấn Di Lăng, Sơn Hà, Quảng Ngãi, nói:”Tổ hợp tác của đoàn thanh niên mang lại kinh tế rất ổn định.Nếu làm riêng rẽ thì anh em mới vào nghề tìm đầu ra rất khó. Khi vào tổ hợp tác rồi thì có những anh em đi trước kết nối thị trường tìm đầu ra. Nên khi xuất hàng có người đến tận vườn lấy sỉ hàng lô chứ không bán nhỏ lẻ”.

      Dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đoàn viên Đinh Kim Phi cũng chồng đã phát triển đàn trâu bò hơn 10 con; đàn dê 20 con và mô hình nhím trị giá gần 60 triệu đồng.

Chị ĐINH KIM PHI-Phó Bí thư Chi đoàn xã Sơn Nham, Sơn Hà, Quảng Ngãi, cho biết:”Là một cán bộ đoàn, tôi phải gương mẫu cho đoàn viên thanh niên để phát triển kinh tế gia đình như các mô hình chăn nuôi bò, nhím, dê, trâu . Tôi tuyên truyền lại cho đoan viên thanh niên để họ có kinh nghiệm để phát triển mô hình chăn nuôi tại hộ gia đình. Hướng dẫn cách chăm sóc, cho ăn và phòng chống dịch bệnh sao cho hiệu quả”.       

Anh NGUYỄN VĂN BIỆN-Bí thư Huyện đoàn Sơn Hà, Quảng Ngãi, nói:” Tư vấn, kết nối các bạn đoàn viên thanh niên với các cơ quan chuyên môn về sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thương mại để các bạn có nền tảng , kiến thức tự tin lập thân , lập nghiệp. Qua triển khai, các bạn đã mạnh dạn đầu tư có những mô hình khả quan như trồng rau thủy canh, tổ hợp tác nhân giống hoa lan rừng , chăn nuôi gia súc . Một số mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng hàng hóa, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng.

           Phong trào lập thân, lập nghiệp đã giúp nhiều thanh niên miền núi Quảng Ngãi vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm gìau chính đáng./.

 
Thu Hằng      

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng