Tin tức

Lan tỏa tinh thần Tết Việt

Thứ hai, 08/02/2021 - 15:08

Đã thành thông lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các chương trình, sự kiện hướng về truyền thống lại được tổ chức như một cách để tôn vinh, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Tết Việt. Không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho công chúng, những hoạt động này còn góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong đời sống đương đại.

 

Lan tỏa tinh thần Tết Việt
 
Trong cung đình Thăng Long xưa, ngày Tết linh thiêng và trang nghiêm. Tết Hoàng thành xưa được tổ chức trong cung nên ít ai được biết. Nhưng nay hậu thế có thể phần nào mường tượng Tết xưa được phục dựng theo tư liệu cổ tại chính nơi đã từng diễn ra trong Khu Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Năm nay, lần đầu tiên Lễ tiến xuân ngưu, một nghi thức độc đáo trong cung đình xưa, diễn ra vào ngày Lập xuân được tái hiện dựa trên kết quả nghiên cứu về nghi lễ cung đình. Các nghi thức diễn ra tại sân Điện Kính Thiên với lễ Rước xuân ngưu; Tiến xuân ngưu; Ban xuân ngưu; Phép đả xuân ngưu (đánh trâu mùa xuân). Chương trình được phục dựng tái hiện góp phần lan tỏa những nét văn hóa Tết xưa và càng làm khu di sản Hoàng thành Thăng Long trở nên có “hồn”.
 

PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam
 
PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam: Lễ tiến xuân ngưu có nghĩa tiễn cái lạnh của mùa đông đón cái ấm mùa xuân để tạo sức sống mới, xuống ruộng cấy lúa và hy vọng mùa màng bội thu, qua tích này sẽ khích lệ phong trào hăng say lao động trong toàn dân.

 
 
Tết Nguyên đán cũng là dịp cho những nỗ lực lan tỏa tình yêu với văn hóa truyền thống trỗi dậy mạnh mẽ, thu hút cộng đồng tìm về cội nguồn dân tộc. Tại nhiều không gian di sản, điểm giao lưu văn hóa trên địa bàn Thủ đô, dễ dàng bắt gặp những hoạt động khơi dậy không khí Tết cổ truyền, tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.
 
Trên con phố bích họa Phùng Hưng những ngày cuối tháng Chạp này, hình ảnh những ông đồ xưa với mực tàu giấy đỏ như một nét mùa xuân đẹp mãi.

 

Bạn Lê Chung, Hà Nội
 
Bạn Lê Chung, Hà Nội: Hôm nay em xin chữ ý chí cũng là ý chí con người vượt lên tất cả nhất là bây giờ tình hình dịch như thế nào, có ý chí sẽ làm nên tất cả.

 
 
Và dòng tranh Tết dân gian Kim Hoàng xưa dường như cũng tìm được chỗ đứng sau những nỗ lực phục hồi. Những bức tranh với màu sắc tươi sáng trên nền giấy đỏ làm cho nhiều bạn trẻ thích thú tìm hiểu và ngắm nhìn.

 

Bạn Lê Hiền Anh, Hà Nội
 
Bạn Lê Hiền Anh, Hà Nội: Em háo hức vui vì 1 năm có khá nhiều chuyện, đến Tết và sang năm mới, vui và bồn chồn vì sắp tết rồi mà bình thường em rất ít thấy tranh dân gian như thế này nhưng cứ đến Tết thấy tranh như thế nên Em khá thích những cái dân gian và cổ truyền của dân tộc.
 
Em Dương Ngọc Mai, Hà Nội: Sẽ tuyên truyền cho e biết kiến thức về văn hóa ngày xưa mà bọn em chưa được tiếp xúc, nó rất là đẹp.

 
 
Dẫu rằng, năm nay do dịch covid-19 có những chương trình không tổ chức hoặc cắt giảm quy mô người tham gia nhưng những giá trị văn hóa Việt vẫn đang được lan tỏa và tôn vinh./.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng