Tin tức

Về làng Tò He xem tạo hình các danh lam thắng cảnh

Thứ năm, 04/02/2021 - 10:18

Những hình nặn Tò He ngộ nghĩnh thì vốn đã quen thuộc với tuổi thơ của rất nhiều người. Nhưng không ngừng sáng tạo, mới đây, nhiều công trình kiến trúc, di tích gắn liền với các nhân vật lịch sử đã được nghệ nhân làng Tò he Xuân La, Phú Xuyên tạo nên bằng bột nếp và củ quả.

 

Về làng Tò He xem tạo hình các danh lam thắng cảnh
 
Cầu Thê Húc sẽ như thế nào khi trở thành mô hình tò he. Và đây, chính là câu trả lời. Không chỉ cầu Thê Húc, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội….  những công trình nổi tiếng của Thủ đô được tỉ mỉ, sáng tạo công phu qua góc nhìn độc đáo của các nghệ nhân tò he.
 

Ông Đặng Văn Khương, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội
 
Ông Đặng Văn Khương, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, nói: ”mô hình những danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, 20 người làm tập trung mất 25 ngày”.

 

Ông Đặng Văn Tẫn, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội
 
Ông Đặng Văn Tẫn, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, chia sẻ: ”khó khăn nhất là chúng tôi chưa từng làm mô hình này, nhưng khi tập hợp được hết hội viên đến thì đều thống nhất với nhau là cố gắng, suy nghĩ ,tìm tòi trong lịch sử để nặn ra mô hình ấy”. Để hoàn thiện 1 mô hình công phu như thế này đòi hỏi phải cần từ 2 - 4 nghệ nhân thực hiện trong ít nhất là 3 ngày.

 
 
Ông Đặng Văn Khương, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, cho biết: “Mô hình nào cũng rất tỉ mỉ …như Khuê văn các, khó nhất là tạo hình sao cho ra mái ngói nhìn như mái ngói thật”.

 
 
Ông Đặng Văn Tẫn, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, nói: ”Như nặn vua Lý Thái Tổ, hôm nay không giống thì mai nặn cho bằng giống”. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc làng nghề ngày càng mai một cũng không thể tránh khỏi. Nếu trước kia, làng nghề có vài trăm người thì nay chỉ còn vài chục người. Nhưng những nghệ nhân yêu nghề tò he truyền thống, yêu những hình hài ngộ nghĩnh trên thân tre thì chẳng thể để nghề mai một.
 
Ông Đặng Văn Tẫn, Nghệ nhân tò he Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, cho biết: ”Những ngày trung thu, nghỉ hè, tổ chức khoảng 3-4 buổi, dạy các lớp từ mầm non, trong xã tổ chức thường xuyên để đời các cháu vẫn nhớ được nghề của mình”.

 

Em Đặng Như Ngọc, Làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội
 
Em Đặng Như Ngọc, Làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, bộc bạch: ”Năm nay con học lớp 5, con học làm tò he từ năm lớp 1, con biết nặn bông hoa, Doremon…”.

 
 
Nỗ lực sáng tạo, nỗ lực đổi mới và luôn sẵn sàng truyền đi ngọn lửa đam mê, đó là cách mà những nghệ nhân tại làng Xuân La, Phú Xuyên gìn giữ tò he, một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam./.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng