Tin tức

Vai trò của phụ nữ trong hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ

Thứ tư, 09/12/2020 - 09:13

Sự tham gia của phụ nữ đã và đang có những đóng góp quan trọng tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Đây là khẳng định của nhiều đại biểu, diễn giả tại tọa đàm về Tương lai của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình vừa diễn ra vào tối ngày 8/12. Tọa đàm là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình đang diễn ra tại Hà Nội.

 

Hội nghị quốc tế về Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình
 
Từ năm 2005, tỷ lệ nữ quân nhân trong các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc chỉ là 5%. 12 năm sau, tỷ lệ này tăng lên 16%, một con số còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, sự hiện diện của phụ nữ trong hoạt động này mang lại nhiều hiệu quả hơn. Những nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình là cầu nối giúp xây dụng lòng tin với các cộng đồng địa phương, từ đó giúp ngăn ngừa và giảm thiểu xung đột và đối đầu. Điều quan trọng nhất, họ là những người truyền cảm hứng, tạo ra những hình mẫu cho phụ nữ và trẻ em gái để trở thành một phần ý nghĩa trong các tiến trình hòa bình và chính trị. Hiện nay, chương trình Nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên Hợp Quốc. Do đó, hiện nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới đã có nhiều sáng kiến và đóng góp để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình, tiêu biểu như Ấn Độ, Canada, Na uy,.... Trong đó, Na Uy là quốc gia có nữ chỉ huy đầu tiên của một phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Cho đến nay, số nữ chỉ huy phái bộ là 3 trên tổng số 13 phái bộ Gìn giữ hòa bình. Năm 2017, Việt Nam đã lần đầu tiên cử nữ sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình ở phái bộ Nam Su Dan. Cho đến nay, Việt Nam đã cử thêm hàng chục nữ sĩ quan làm nhiệm vụ ở các vị trí cá nhân và đơn vị là Bệnh viện dã chiến ở phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, chiếm tỷ lệ 16,9% - một tỷ lệ cao so với khuyến khích của Liên Hợp Quốc. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ tại lực lượng này. Tuy nhiên, các nữ sĩ quan cần được quan tâm nhiều hơn và cất nhắc cho các vị trí lãnh đạo phái bộ mà họ xứng đáng. Bởi đây được xem là một điển hình cho sự nghiệp bình đẳng giới mà Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy./.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng