Kinh tế
Thứ 6, 27/01/2023 | 15:34:00 [(GMT +7)]
Xuất khẩu xanh
Thứ 6, 27/01/2023 | 15:34:00 [(GMT +7)]
Việt Nam đã ban hành các chủ trương, đường lối và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Nhiều ngành hàng, doanh nghiệp đã chủ động nắm bắt xu hướng và có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong chuỗi sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu xanh
Chiếc áo thể thao trượt tuyết của một nhãn hiệu châu Âu.Ngoài việc phải gắn mác xanh hay BIO thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe người mặc, thì từ những chi tiết phụ nhất như vải lót; vải màng; cúc, dây buộc, khóa… như thế này đều ghi thông tin được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên và có thể tái chế.Đây cũng là yêu cầu bắt buộc của các nhà nhập khẩu.
Bà Trần Thị Hà – Giám đốc chi nhánh Công ty Pro Sports Giao Thủy tại Hà Nội, cho biết:“ Một trong những khách hàng nổi tiếng như Puma họ đã đưa ra một chiến lược phát triển bền vững riêng với nhãn hàng của họ. Họ yêu cầu tất cả nhà cung ứng trong chuỗi của họ, trong đó có chúng tôi sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó.”
Trong hai năm trở lại đây, khái niệm “xanh hóa” hay “xuất khẩu xanh” đã dần trở thành một quen thuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu bền vững. Riêng với ngành dệt may và da giày, những yêu cầu về “xanh hóa” từ nhà nhập khẩu châu Âu đã chính thức trở thành tiêu chí bắt buộc.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nói: “Chúng tôi kiên định thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội và sản xuất xanh, thực hiện ESG. Bởi vì đây sẽ là những chi phí phi tài chính để lựa chọn những đối tác mang tính chất bền vững hơn, đáp ứng các yêu cầu mới của các thị trường trong sản xuất bền vững”.
Bà Trần Thị Hà – Giám đốc chi nhánh Công ty Pro Sports Giao Thủy tại Hà Nội, cho biết:“ Một trong những khách hàng nổi tiếng như Puma họ đã đưa ra một chiến lược phát triển bền vững riêng với nhãn hàng của họ. Họ yêu cầu tất cả nhà cung ứng trong chuỗi của họ, trong đó có chúng tôi sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó.”
Trong hai năm trở lại đây, khái niệm “xanh hóa” hay “xuất khẩu xanh” đã dần trở thành một quen thuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu bền vững. Riêng với ngành dệt may và da giày, những yêu cầu về “xanh hóa” từ nhà nhập khẩu châu Âu đã chính thức trở thành tiêu chí bắt buộc.
Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nói: “Chúng tôi kiên định thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội và sản xuất xanh, thực hiện ESG. Bởi vì đây sẽ là những chi phí phi tài chính để lựa chọn những đối tác mang tính chất bền vững hơn, đáp ứng các yêu cầu mới của các thị trường trong sản xuất bền vững”.
Khái niệm “xanh hóa” hay “xuất khẩu xanh” trở nên quen thuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu bền vững.
Nếu như trước đây các tiêu chuẩn xanh, bền vững chỉ được nhìn thấy ở các phân khúc cao cấp thì hiện nay đã trở thành yêu cầu phổ biến ở mọi phân khúc. Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng và đang hình thành nên "luật chơi" mới về thương mại và đầu tư. Bởi vậy các Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải nhah chóng thích nghi.
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, nói: “Từ khâu thiết kế sản xuất, lựa chọn nguyên liệu cho đến hình thành nên chuỗi cung ứng của mình, để làm sao đáp ứng được tiêu chuẩn xanh bền vững. Đó là tấm vé vào cửa những thị trường nhập khẩu cấp cao đã phát triển hiện nay như là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.”
Xuất khẩu xanh chỉ là một công đoạn cuối trong chuỗi cung ứng “tính xanh”. Việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Theo TTXVN
Ý kiến ()