Thời sự - Chính trị
Thứ 5, 15/09/2022 | 12:37:00 [(GMT +7)]
Phản biện xã hội đối với dự án luật đất đai (sửa đổi)
Thứ 5, 15/09/2022 | 12:37:00 [(GMT +7)]
Sáng nay 15/9, tại điểm cầu Quảng Ngãi, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội đã dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về phản biện xã hội đối với dự án luật đất đai (sửa đổi). Hội nghị do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về phản biện xã hội đối với dự án luật đất đai (sửa đổi)
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh. Đây là dự luật với phạm vi điều chỉnh rất rộng, tác động đến mọi lĩnh vực, mọi người dân và doanh nghiệp. Dự án Luật bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18 và các nghị quyết, kết luận khác có liên quan để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai, đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật. Về cơ bản dự án Luật đất đai (sửa đổi) được sắp xếp như Luật đất đai hiện hành, tăng thêm 2 chương (bổ sung thêm 1 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 2 chương). Dự án Luật đất đai (sửa đổi) gồm 237 điều trong đó giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 153 điều, bổ sung mới 36 điều, bãi bỏ 8 điều. Đề cập đến vai trò chủ thể của Nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia phản biện các quy định dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và tham gia giám sát quá trình thực thi nội dung của Luật khi ban hành, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tập hợp các thành phần, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội tham gia góp ý, xây dựng chính sách pháp luật. Bảo đảm tính đúng đắn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Bảo đảm hài hòa giữa quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nhiều nội dung tham luận cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thể chế đầy đủ các chính sách mới trong Nghị quyết số 18. Nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, cụ thể hóa chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả. Vẫn còn nhiều nút thắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, chưa tạo động lực cho phát triển, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện, khắc phục ách tắc, tiêu cực, tham nhũng lãng phí trong quản lý, sử dụng đất, giảm khiếu nại về đất đai cần quy định rõ hơn./.
Nhiều nội dung tham luận cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thể chế đầy đủ các chính sách mới trong Nghị quyết số 18. Nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, cụ thể hóa chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả. Vẫn còn nhiều nút thắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, chưa tạo động lực cho phát triển, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện, khắc phục ách tắc, tiêu cực, tham nhũng lãng phí trong quản lý, sử dụng đất, giảm khiếu nại về đất đai cần quy định rõ hơn./.
Mai Hạnh, Ngọc Hoàng/PTQ
Ý kiến ()