Xã hội
Thứ 7, 03/10/2020 | 17:31:00 [(GMT +7)]
Dự báo Thời tiết - những hy sinh thầm lặng
Thứ 7, 03/10/2020 | 17:31:00 [(GMT +7)]
Ngày 3/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 41, đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông với tên gọi Sở Khí tượng, đánh dấu sự kiện lịch sử sáp nhập cơ quan Khí tượng thuộc về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời n gành Khí tượng Việt Nam.
Đến nay, 75 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực và đổi mới không ngừng, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đạt nhiều tiến bộ với chất lượng dự báo ngày càng chính xác, sát thực tế hơn góp phần giảm nhẹ thiên tai, phát triển kinh tế xã hội.
Kiểm tra thủy văn trên sông.
Việc đo gió, đo mưa chưa bao giờ là công việc nhàn hạ, thế nhưng những con người làm khí tượng vẫn luôn nỗ lực không ngừng. Ông Ngô Quốc Vương - Trưởng trạm thủy văn Triều Dương, Thái Bình kể: qua mùa lũ là một kỷ niệm thế nhưng mà đối với tôi kỷ niệm dấu ấn nhất là lũ năm 2009, sau khi chúng tôi đo lưu lượng xong chúng tôi được lệnh đi tránh bão 5h chiều là 12h đếm bão vào, từ đó đến 5-6 giờ chúng tôi nổ máy tàu đẩy vào bờ tìm khắp nơi rồi không có chỗ đỗ… chạy đẩy vào bờ thì tàu đứt dây cáp, sáng dậy mọi người mới biết mình còn sống… Mọi người có đam mê với nghề nghiệp càng khó khăn càng có động lực càng đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước và nhà đài giao.
Bà Trịnh Thu Phương – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Bắc Bộ, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho rằng: theo dõi những trị số bất thường để cập nhật bổ sung kèm theo đợt thiên tai khi nhận được trị số quan trắc mới mở ra thời điểm tiếp nối chúng tôi quay lại vòng xoáy quy trình như vòng tròn khép kín không kể ngày đêm ngày thường ngày lễ các bản tin tiếp nối thực hiện kèm theo mong mỏi của dự báo viên đưa được thông tin sớm nhất chính xác nhất những thiên tai giảm thiểu tối đa thiệt hại đến người dân.
Ngành khí tượng thủy văn đầu tư thiết bị công nghệ cảnh báo thiên tai.
Trong những năm gần đây, thời tiết liên tục có những diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa đá, mưa lớn trên diện rộng, hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt hơn. Thế nhưng, với sự đầu tư bài bản, máy móc, thiết bị, công nghệ và con người, ngành KTTV đã cảnh báo sớm được thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại cho người dân và đất nước.
Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nói: Công nghệ cảnh báo dự báo về mưa lớn định lượng, chúng ta áp dụng nhiều mô hình tiên tiến đưa ra thông tin dự báo chi tiết với độ phân giải cao ở cấp huyện từ 24-48-72 giờ… thứ 2 qua hợp tác quốc tế xây dựng bản đồ mưa độ phân giải cao tiến hành áp dụng trong cảnh báo nguy cơ lũ quét, với hình thế đưa cảnh báo cho địa phương trước 6-12h, khả năng lũ quét sạt lở đất đến cấp huyện,…
Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác dự báo, cảnh báo Khí tượng thủy văn.
Đến nay nhiều tiến bộ khoa học, trang thiết bị, công nghệ mới đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả vào công tác dự báo, cảnh báo KTTV; nhiều dự án hiện đại hóa công tác dự báo đã được thực hiện nhằm nâng cao năng lực dự báo, hình thức và nội dung các bản tin dự báo KTTV... Hiện ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng của khu vực và thế giới Giáo sư Petteri Taalas - Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhận xét: Việc Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam là cơ quan đầu mối thống nhất cả lĩnh vực khí tượng và thủy văn cũng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm cả trong lĩnh vực khí tượng và thủy văn.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu dị thường, khó đoán định, những người làm khí tượng vẫn không hề chùn bước, không quản ngại núi cao, rừng sâu hay trùng khơi, sóng gió thầm lặng đo từng con sóng, dõi từng con nước, đến từng tia chớp để phục vụ kịp thời, hiệu quả góp phần đem lại sự yên bình cho mọi người, mọi nhà…/.
Ý kiến ()