Xã hội
Thứ 5, 20/10/2022 | 12:10:00 [(GMT +7)]
Tìm hướng phát triển sản phẩm Ocop
Thứ 5, 20/10/2022 | 12:10:00 [(GMT +7)]
Sáng nay 20/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo kế hoạch phát triển, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo kế hoạch phát triển, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP đã thực sự lan tỏa ở Quảng Ngãi. Toàn tỉnh có 61 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 57 sản phẩm đạt 3 sao, có 2 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng. So với mục tiêu Đề án OCOP giai đoạn 2018 - 2020 là công nhận 20 - 25 sản phẩm đạt OCOP thì Quảng Ngãi vượt mục tiêu đề ra.
Có 31 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 8 doanh nghiệp với 22 sản phẩm, 12 hợp tác xã với 24 sản phẩm, 11 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh với 15 sản phẩm. Toàn tỉnh có 9/13 địa phương có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Mộ Đức là địa phương dẫn đầu với 19 sản phẩm, thành phố Quảng Ngãi có 12 sản phẩm, huyện Trà Bồng có 11 sản phẩm. Các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây và Sơn Tịnh chưa có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Có 27/173 xã, phường, thị trấn có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Các địa phương, đơn vị đã xây dựng 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, xây dựng trang thông tin điện tử về Chương trình OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, giao dịch, tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ngãi phấn đấu có 200 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên, trong đó có 3 - 5 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao. Riêng năm nay, có 50 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 - 4 sao, trong đó có 5 - 7 sản phẩm được nâng hạng 3 sao lên 4 sao. Duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên giai đoạn 2018 - 2020, nâng hạng khoảng 15% sản phẩm đạt 4 sao trở lên. Phấn đấu đạt 10% chủ thể OCOP có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên thực hiện mô hình theo chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định.
Tại cuộc họp, các đơn vị đề xuất thành lập Hiệp hội các chủ thể OCOP. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác. Hỗ trợ để sản phẩm OCOP được bày bán tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số. Từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, sản phẩm đặc trưng địa phương. Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành trong nước để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường./.
Có 31 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 8 doanh nghiệp với 22 sản phẩm, 12 hợp tác xã với 24 sản phẩm, 11 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh với 15 sản phẩm. Toàn tỉnh có 9/13 địa phương có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Mộ Đức là địa phương dẫn đầu với 19 sản phẩm, thành phố Quảng Ngãi có 12 sản phẩm, huyện Trà Bồng có 11 sản phẩm. Các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây và Sơn Tịnh chưa có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Có 27/173 xã, phường, thị trấn có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Các địa phương, đơn vị đã xây dựng 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, xây dựng trang thông tin điện tử về Chương trình OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, giao dịch, tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ngãi phấn đấu có 200 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên, trong đó có 3 - 5 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao. Riêng năm nay, có 50 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 - 4 sao, trong đó có 5 - 7 sản phẩm được nâng hạng 3 sao lên 4 sao. Duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên giai đoạn 2018 - 2020, nâng hạng khoảng 15% sản phẩm đạt 4 sao trở lên. Phấn đấu đạt 10% chủ thể OCOP có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên thực hiện mô hình theo chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định.
Tại cuộc họp, các đơn vị đề xuất thành lập Hiệp hội các chủ thể OCOP. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác. Hỗ trợ để sản phẩm OCOP được bày bán tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số. Từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, sản phẩm đặc trưng địa phương. Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành trong nước để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường./.
Tấn An, Ngọc Hoàng/PTQ
Ý kiến ()