Kinh tế
Chủ nhật, 06/02/2022 | 19:47:00 [(GMT +7)]
Quảng Ngãi tăng tốc chuyển đổi số
Chủ nhật, 06/02/2022 | 19:47:00 [(GMT +7)]
Tỉnh Quảng Ngãi quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số. Sau giai đoạn khởi động, Quảng Ngãi sẽ tăng tốc với hành động, giải pháp cụ thể. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở ngành và địa phương phải bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số trong chương trình công tác năm 2022. Phải xem chuyển đối số là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và liên tục.
Quảng Ngãi tăng tốc chuyển đổi số
Chuẩn bị xây nhà mới, ông Huỳnh Ngọc Dũng ở phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi đăng ký cấp điện mới thông qua website chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Ngay sau hợp đồng được kí và công tơ đã được lắp đặt. Không cần tới tận nơi giao dịch, không mất thời gian photo hay chứng thực rất nhiều giấy tờ như trước. Đây là một ví dụ cho việc người dân được hưởng lợi ngay từ giai đoạn đầu của chuyển đổi số.
Chuyển đổi số đang dần hiện diện trong mọi mặt đời sống ở Quảng Ngãi. Đại dịch COVID-19 bùng phát dai dẳng đã đặt ra thách thức và đã có những chuyển biến trong y tế thông minh và giáo dục thông minh ở Quảng Ngãi. Các cơ sở giáo dục, trường học trong tỉnh tổ chức học trực tuyến thành công một học kì. Ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý giáo dục, quản lý sức khỏe người dân. Các bệnh viện, cơ sở y tế đã kết nối liên thông với nhau, và cùng nhau kết nối với các bệnh viến trên cả nước trong hội chẩn từ xa, họp trực tuyến.Ông Đỗ Quang Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi nói: Thông qua chuyển đổi số, người dân có thể giao tiếp với chính quyền mọi lúc mọi nơi. Không phụ thuộc vào không gian, thời gian hay khoảng cách. Kiến nghị hay giải đáp thắc mắc thì có thể hỏi bất kì lúc nào chứ không phải là giờ hành chính. Có thể tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính bất kì nơi đâu. Mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân. Làm cho người dân gần với chính quyền. Đó là mong muốn của Chuyển đổi số, cũng như tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Chuyển đổi số đang dần hiện diện trong mọi mặt đời sống ở Quảng Ngãi. Đại dịch COVID-19 bùng phát dai dẳng đã đặt ra thách thức và đã có những chuyển biến trong y tế thông minh và giáo dục thông minh ở Quảng Ngãi. Các cơ sở giáo dục, trường học trong tỉnh tổ chức học trực tuyến thành công một học kì. Ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý giáo dục, quản lý sức khỏe người dân. Các bệnh viện, cơ sở y tế đã kết nối liên thông với nhau, và cùng nhau kết nối với các bệnh viến trên cả nước trong hội chẩn từ xa, họp trực tuyến.Ông Đỗ Quang Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi nói: Thông qua chuyển đổi số, người dân có thể giao tiếp với chính quyền mọi lúc mọi nơi. Không phụ thuộc vào không gian, thời gian hay khoảng cách. Kiến nghị hay giải đáp thắc mắc thì có thể hỏi bất kì lúc nào chứ không phải là giờ hành chính. Có thể tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính bất kì nơi đâu. Mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân. Làm cho người dân gần với chính quyền. Đó là mong muốn của Chuyển đổi số, cũng như tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Ngày 09/10/2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch số 119 triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bước đầu, Quảng Ngãi đã hình thành được nền tảng phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số các cấp. Phục vụ chỉ đạo điều hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và đẩy mạnh cải cách hành chính ở Quảng Ngãi. Hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin dùng chung của Quảng Ngãi ngày càng được phát huy. Đưa vào quản lý vận hành 03 trung tâm dữ liệu dùng chung. Cung cấp hơn 800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công. Hơn 11.000 tài khoản trong hệ thống thư điện tử dùng chung triển khai đồng bộ đến cơ sở. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thống nhất trong toàn tỉnh và liên thông 4 cấp. 2.275 chữ kí số cho các lãnh đạo cơ quan nhà nước. Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Hệ thống phần mềm một cửa đã triển khai đồng bộ đến cấp xã. Ông Đỗ Quang Nghĩa cho biết thêm: Chuyển đổi số gồm 03 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó chính quyền số là quan trọng nhất, dẫn dắt kinh tế số và xã hội số phát triển. Trong năm 2022 thì Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi tập trung phát triển chính quyền số, và công dân số. Trong đó ưu tiên một số lĩnh vực trọng tâm như y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài nguyên môi trường. Trọng tâm triển khai hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu tỉnh Quảng Ngãi. Vì đây là nền tảng xương sống cho quá trình phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.
Trong 3 trụ cột Chuyển đổi số ở Quảng Ngãi, chỉ số về kinh tế số xếp cao hơn hai chỉ số còn lại, đứng thứ 31/63 tỉnh thành cả nước trong năm 2020. Quảng Ngãi có những doanh nghiệp là điểm sáng trong lộ trình chuyển đổi số thành công. Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ số, nằm trong top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2021. Vinasoy đã đặt nền móng ứng dụng công nghệ thông tin từ 15 năm trước và chọn chuyển đổi số trở thành trụ cột trong chiến lược tăng trưởng của Vinasoy. Đổi mới đã giúp nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Thực tế là Vinasoy trụ vững và phục hồi nhanh trước khủng hoảng của đại dịch COVID-19 trong 02 năm qua.
Ông Nguyễn Phúc Đức, Giám đốc Khối Hành chính và Công nghệ thông tin, Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy cho rằng: Nhờ sự chuẩn bị bài bản về nền tảng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ nên khối phòng ban Vinasoy vẫn chủ động duy trì làm việc trực tuyến Work from home. Và khi một nhóm bị cách ly vẫn không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Bên cạnh đó nền tảng DMS Vinasoy đã phát huy được thế chủ động thích ứng. Không bị đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất bán hàng. Thực hiện thành công hơn 2,2 triệu đơn hàng. Đạt mức độ tăng tưởng sản lượng 8%.
Trong 3 trụ cột Chuyển đổi số ở Quảng Ngãi, chỉ số về kinh tế số xếp cao hơn hai chỉ số còn lại, đứng thứ 31/63 tỉnh thành cả nước trong năm 2020. Quảng Ngãi có những doanh nghiệp là điểm sáng trong lộ trình chuyển đổi số thành công. Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ số, nằm trong top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2021. Vinasoy đã đặt nền móng ứng dụng công nghệ thông tin từ 15 năm trước và chọn chuyển đổi số trở thành trụ cột trong chiến lược tăng trưởng của Vinasoy. Đổi mới đã giúp nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Thực tế là Vinasoy trụ vững và phục hồi nhanh trước khủng hoảng của đại dịch COVID-19 trong 02 năm qua.
Ông Nguyễn Phúc Đức, Giám đốc Khối Hành chính và Công nghệ thông tin, Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy cho rằng: Nhờ sự chuẩn bị bài bản về nền tảng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ nên khối phòng ban Vinasoy vẫn chủ động duy trì làm việc trực tuyến Work from home. Và khi một nhóm bị cách ly vẫn không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Bên cạnh đó nền tảng DMS Vinasoy đã phát huy được thế chủ động thích ứng. Không bị đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất bán hàng. Thực hiện thành công hơn 2,2 triệu đơn hàng. Đạt mức độ tăng tưởng sản lượng 8%.
Quảng Ngãi hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 98%. Sau 02 năm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực. Và khoảng 20% doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Nguyên nhân chung là thiếu giải pháp hỗ trợ quản lý, vận hành, giao dịch từ xa nhanh và bảo mật giữa giãn cách do đại dịch. Bước sang năm 2022, các doanh nghiệp tiên phong và thành công trong chuyển đổi số có vai trò dẫn dắt trong doanh nghiệp ở Quảng Ngãi hội nhập. Ông Trương Xuân Bình, Giám đốc Viettel Quảng Ngãi nói: Chuyển đổi số muốn thành công thì tư duy người lãnh đạo, đặc biệt là doanh nghiệp phải rất quyết tâm. Vì chuyển đổi số là một quá trình dài. Không phải mua một máy tính, mua một phần mềm vào doanh nghiệp là có thể chuyển đổi số. Có rất nhiều giai đoạn, đầu tiên là số hóa các văn bản giấy tờ của doanh nghiệp. Đang làm giấy thì thành điện tử. Thứ hai số hóa quy trình thực hiện của doanh nghiệp. Thứ ba mới đến vai trò của chuyển đổi số. Đưa những công nghệ lõi như cloud, AI để ứng dụng, tạo ra một thay đổi cho doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc nhìn nhận mặt hạn chế trong lộ trình chuyển đổi số tại cơ quan đơn vị mình. Xem đó là nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2022 và những năm tiếp theo. Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh đề xuất đầu tư 6 dự án làm nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số trong thời gian tới với tổng kinh phí 215 tỉ đồng. Ông Đỗ Quang Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Phải có sự đồng hành, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và vai trò của người đứng đầu. Thứ hai là phải thực hiện rà soát, đánh giá lại các nhiệm vụ, kinh phí đã bố trí năm 2022. Thứ ba triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung. Thứ tư làm sao phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, thu hút người dân tham gia càng nhiều. Từ đó mới làm nên thành công. Nhiệm vụ không kém phần quan trọng là truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, của doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4. Tiếp tục thực hiện các kế hoạch hướng đến chính quyền điện tử, chính quyền số và Chuyển đổi số. Đặc biệt các kế hoạch số hóa trong giai đoạn 2022 - 2025 mà tỉnh đã ban hành.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đặt quyết tâm và kì vọng lớn vào thành công chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025. Trong quá trình chuyển đổi và vận hành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nếu mỗi một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành công sớm sẽ đóng góp quan trọng vào thành công chung của chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Ngãi.
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc nhìn nhận mặt hạn chế trong lộ trình chuyển đổi số tại cơ quan đơn vị mình. Xem đó là nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2022 và những năm tiếp theo. Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh đề xuất đầu tư 6 dự án làm nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số trong thời gian tới với tổng kinh phí 215 tỉ đồng. Ông Đỗ Quang Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Phải có sự đồng hành, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và vai trò của người đứng đầu. Thứ hai là phải thực hiện rà soát, đánh giá lại các nhiệm vụ, kinh phí đã bố trí năm 2022. Thứ ba triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung. Thứ tư làm sao phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, thu hút người dân tham gia càng nhiều. Từ đó mới làm nên thành công. Nhiệm vụ không kém phần quan trọng là truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, của doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4. Tiếp tục thực hiện các kế hoạch hướng đến chính quyền điện tử, chính quyền số và Chuyển đổi số. Đặc biệt các kế hoạch số hóa trong giai đoạn 2022 - 2025 mà tỉnh đã ban hành.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đặt quyết tâm và kì vọng lớn vào thành công chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025. Trong quá trình chuyển đổi và vận hành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nếu mỗi một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành công sớm sẽ đóng góp quan trọng vào thành công chung của chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thảo Linh, Ngọc Điệp/PTQ
Ý kiến ()