Thế giới
Mỹ thả hàng nghìn con muỗi xuống Hawaii để cứu chim bản xứ
Để cứu các loài chim bản xứ tại Hawaii, các nhà khoa học thả muỗi đực nuôi trong phòng thí nghiệm để chúng giao phối với muỗi xâm hại trên đảo và tạo ra trứng vô sinh, giúp ngăn chặn bệnh sốt rét ở chim.

Theo viện Smithsonian, những loài chim thuộc họ honeycreeper từng rất phong phú ở Hawaii, tuy nhiên, nhóm động vật bản xứ này đang chật vật sinh tồn do bệnh sốt rét ở chim, căn bệnh chết chóc lây truyền qua muỗi xâm hại. Trong số hơn 50 loài honeycreeper từng sống trên các đảo, ngày nay chỉ còn lại 17 loài.
Hiện nay, các nhà khoa học nghĩ ra kế hoạch thông minh để giúp chim bản xứ phục hồi. Họ sử dụng máy bay không người lái để thả hàng ngàn con muỗi đực không đốt nuôi trong phòng thí nghiệm, được chỉnh sửa để mang chủng vi khuẩn gây cản trở sinh sản. Khi số muỗi đực đặc biệt này giao phối với muỗi cái hoang dã, trứng sẽ không nở, giúp giảm tổng số lượng muỗi và tạo điều kiện cho chim bản xứ sống sót. Muỗi được thả trong viên nang nhỏ, hình trụ làm từ bột giấy phân hủy sinh học tiệt trùng. Mỗi viên chứa khoảng 1.000 con muỗi đực còn sống nhờ đặt trong hộp vận chuyển điều chỉnh nhiệt độ gắn vào máy bay không người lái.
Máy bay không người lái có thể mang 23.000 con muỗi và cũng dễ triển khai ngay lập tức, rất có lợi trong khu vực có thời tiết thường xuyên khó dự đoán.
Ý kiến ()