Xã hội
Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
PTQ - Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống, công việc và học tập càng nhiều khiến số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần tăng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm 2025 đến nay, đã ghi nhận số người trẻ tuổi, gồm: trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám, điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần tăng cao, chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị.

Mất ngủ liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, bạn trẻ này đã tìm đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh để kiểm tra sức khỏe. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu nên khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ và lo âu thường đi đôi với nhau. Nếu bị chứng rối loạn lo âu, người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Tình trạng kéo dài nên người bệnh suy nhược cơ thể, cần phải can thiệp điều trị để sức khỏe tâm thần ổn định.
Một bệnh nhân cho biết: Công việc cũng nhiều, đau đầu, mệt mỏi, thức suốt đêm. Vừa rồi đau đầu quá nên phải đi khám.
Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, mỗi ngày có từ 250 đến 350 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Đáng lo ngại, tỉ lệ bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần đang ngày càng trẻ hoá, chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị. Các rối loạn tâm thần chủ yếu như: trầm cảm, lo âu, đau buồn, rối loạn giấc ngủ, loạn thần, ảo giác.

Bác sĩ Nguyễn Bé, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Tỉ lệ người dân đế khám như mất ngủ, lo âu, trầm cảm tăng. Đặc biệt là học sinh trong vấn đề học tập, nghiệm game, có ngày từ 350 bệnh trên ngày. Tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, rất nghiêm trọng, cả học tập và làm việc.
Theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tỷ lệ người trẻ bị trầm cảm, hoang tưởng gia tăng rất đáng lo ngại. Nhiều người có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Bác sĩ khuyến cáo, giới trẻ nên xây dựng lối sống tích cực, nhìn nhận các vấn đề theo nhiều chiều. Học cách chia sẻ, tăng cường kỹ năng sống, phòng tránh nguy cơ liên quan tới sức khoẻ tâm thần. Khi xuất hiện những triệu chứng mất ngủ kéo dài, hoang tưởng, đau đầu, cảm giác bất an, lo lắng, người thân cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để khám, điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.
Bác sĩ Nguyễn Bé, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thêm: Tất cả triệu chứng không kịp thời can thiệp thì xu hướng trở thành mạn tính, lúc đó có 02 vấn đề đặt ra thứ nhất là can thiệp điều trị kéo dài, tốn kém, ảnh hưởng đến công việc chất lượng cuộc sống và học tập nói chung. Người bệnh cần đến ngay để được điều trị tâm lý, thuốc có hướng dẫn để trở về cuộc sống bình thường.
Số lượng người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở nhiều cấp độ khác nhau ngày một tăng. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp trên cả nước chiếm 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người bị ảnh hưởng. Trong đó, tỷ lệ tâm thần phân liệt chỉ chiếm 0,47% dân số; tỷ lệ trầm cảm, lo âu chiếm chiếm từ 5 đến 6% dân số; còn lại là các rối loạn tâm thần khác như: rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác.
Ý kiến ()