Thời sự - Chính trị
Thứ 4, 02/06/2021 | 15:28:00 [(GMT +7)]
Chấn chỉnh lại việc cấp đất bãi bồi ven sông Phú Thọ
Thứ 4, 02/06/2021 | 15:28:00 [(GMT +7)]
Người dân đào hồ nuôi tôm, xây dựng hàng quán ven sông Phú Thọ, xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi kéo dài nhiều năm nay. Lòng sông Phú Thọ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc lưu thông của tàu, thuyền và làm mất mĩ quan. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đất ở khu vực này để có hướng xử lí.
Hồ nuôi tôm đào dày đặc ở khu vực ven sông Phú Thọ. Ảnh: Mỹ An
Hồ nuôi tôm đào dày đặc ở khu vực ven sông Phú Thọ. Lều trại đang tiếp tục dựng lên. Cảnh quan ven sông Phú Thọ bị phá vỡ, nham nhỡ. Theo chính quyền địa phương, toàn bộ diện tích hơn 22 hecta hồ nuôi tôm của 42 hộ dân này đã được UBND huyện Tư Nghĩa trước đây cấp giấy chứng nhận đất nuôi trồng thủy sản.
Ông Trần Ngọc Xôn-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, nói:Trước kia huyện Tư Nghĩa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hiện nay bà con vẫn thực hiện nuôi trồng thủy sản. Nghĩa Hà hiện không có tình trạng lấn đất ven sông để làm hồ tôm. Diện tích đất cũ được cấp đất thì chúng ta quản lí theo quy định của nhà nước.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, đất bãi bồi ven sông là do nhà nước quản lí. Việc cấp đất cho các hộ gia đình, cá nhân cần phải được kiểm tra lại nếu sai phải thu hồi.
Ông Nguyễn Đức Trung-Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, nói:Theo quy định của nhà nước thì đất bãi bồi ven sông là đất của nhà nước quản lí không thể cấp đất cho hộ gia đình cá nhân được cho nên việc cấp giấy này thì chưa đủ tính pháp lí. Đặc biệt người dân không chỉ dùng bãi bồi mà còn lấn ra cả lòng sông. Đặc thù của sông Quảng Ngãi là độ dốc lớn nên khi nước rút thì người dân lấn chiến ra. Khi người dân lấn chiếm mà chúng ta cấp theo hiện trạng như vậy là không đảm bảo.
Ông Trần Ngọc Xôn-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, nói:Trước kia huyện Tư Nghĩa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hiện nay bà con vẫn thực hiện nuôi trồng thủy sản. Nghĩa Hà hiện không có tình trạng lấn đất ven sông để làm hồ tôm. Diện tích đất cũ được cấp đất thì chúng ta quản lí theo quy định của nhà nước.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, đất bãi bồi ven sông là do nhà nước quản lí. Việc cấp đất cho các hộ gia đình, cá nhân cần phải được kiểm tra lại nếu sai phải thu hồi.
Ông Nguyễn Đức Trung-Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, nói:Theo quy định của nhà nước thì đất bãi bồi ven sông là đất của nhà nước quản lí không thể cấp đất cho hộ gia đình cá nhân được cho nên việc cấp giấy này thì chưa đủ tính pháp lí. Đặc biệt người dân không chỉ dùng bãi bồi mà còn lấn ra cả lòng sông. Đặc thù của sông Quảng Ngãi là độ dốc lớn nên khi nước rút thì người dân lấn chiến ra. Khi người dân lấn chiếm mà chúng ta cấp theo hiện trạng như vậy là không đảm bảo.
Người dân không chỉ dùng bãi bồi mà còn lấn ra cả lòng sông. Ảnh: Mỹ An
Nhiều khu đất bãi bồi ven sông ở Quảng Ngãi bị người dân lấn chiếm, sử dụng trái quy định. Chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lí đất đai dẫn đến tình trạng này kéo dài. Khi nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình dân sinh thì người dân đòi bồi thường gây khó khăn trong việc triển khai dự án.
Ông Nguyễn Đức Trung-Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, nói:Sẽ cho cán bộ môi trường kiểm tra lại toàn bộ những trường hợp lấn chiếm lòng sông cũng như bãi bồi để có phương án xử lí phù hợp. Nếu trường hợp sai sẽ tham mưu UBND tỉnh cách thức xử lí. Một trong những hình thức là thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương trong việc giải quyết cấp giấy chứng nhận này. Thời tới sở sẽ tăng cường kiểm tra giám sát cái việc này nếu địa phương nào quản lí không tốt để người dân lấn chiếm đất công thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Lòng sông Phú Thọ qua các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi còn bị một số hộ dân lấn chiếm để làm bè nổi kinh doanh ăn uống. Việc này vừa gây mất an toàn giao thông khi tàu thuyền của ngư dân ra vào, vừa gây ô nhiễm dòng sông ./.
Ý kiến ()