Xã hội
Cần sớm đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông cho Khu kinh tế Dung Quất
PTQ - Hệ thống đường giao thông phục vụ cho Khu kinh tế Dung Quất đã được đầu tư từ những năm 2000 khi bắt đầu xây dựng nhà máy lọc Dung Quất. Sau 25 năm phát triển, cơ sở hạ tầng này đã xuống cấp và không còn đáp ứng được tốc độ tăng trưởng hiện tại của khu kinh tế. Việc đầu tư mới hệ thống giao thông cho KKT Dung Quất là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Khi được đầu tư đúng hướng, giao thông sẽ trở thành “đòn bẩy” giúp Dung Quất bứt phá, trở thành trung tâm công nghiệp, logistics hàng đầu miền Trung trong tương lai gần.

Tại khu vực trước Cảng quốc tế Gemadept và cảng PTSC Dung Quất. Hàng ngày có hàng ngàn lượt xe chở dăm gỗ đậu đỗ ở bên ngoài. Để đảm bảo cho việc làm hàng xuất khẩu, các xe tải này này phải đậu ngoài đường, có khi đợi vài giờ đồng hồ mới đến lượt. Việc này gây ách tắc giao thông và mất an toàn.

Ông Phan Văn Đoan, Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Gemadept - Dung Quất, cho biết: Riêng cái đường của mình dạng nút chai. Trên kia thì rất là lớn, xuống đây là nhỏ. Nhưng xuống đây thì hạn chế. Một số cái dự án lớn buộc người ta đi đến các cảng khác. Thì cái việc đó cũng không đủ năng lực để xuất khẩu cái mô dun này. Các hàng siêu trường siru trọng. Điều này mất cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư lớn. Thì cũng bị mất đơn hàng về hàng siêu trường siêu trọng vì chúng ta bị mất năng lực của cầu đường.
Cảng nước sâu Dung Quất được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho các loại tàu hàng có trọng tải lớn, đặc biệt là những tàu chuyên dụng phục vụ cho ngành công nghiệp nặng và xuất nhập khẩu hàng hóa quy mô lớn. Có tàu trọng tải lên đến 200.000 tấn. Tuy nhiên tuyến đường chính vào cảng là Quốc lộ 24C và các tuyến đường nối vào cảng phần lớn nhỏ hẹp, chưa đạt chuẩn đường công nghiệp.

Mặt đường xuống cấp, xe tải nặng di chuyển khó khăn, ảnh hưởng đến thời gian và an toàn vận chuyển. KKT Dung Quất chưa có tuyến đường chuyên dụng cho xe container, xe siêu trọng, gây xung đột giao thông với dân sinh.

Ông Đỗ Chí Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đại Dũng, cho biết: Cái đường xá đi lại trong khu công nghiệp bị xuống cấp. Ngoài ra đường dây điện, đường dây điện dân sinh, mà doanh nghiệp vận chuyển hàng cơ khí công nghệ cao thì có những cái Modun rất là lớn, cồng kềnh. Đi vướng thì khó khăn cho mình rất nhiều.
Trước khi mở rộng kết nối vùng hay phát triển giao thông liên phương thức, việc cấp thiết lúc này là phải đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nội vùng. Đây là giải pháp ngắn hạn nhưng mang ý nghĩa chiến lược, nhằm giải quyết “nút thắt” hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Văn Mẫn, Trưởng BQL KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, nhấn mạnh: Vì Dung Quất quá đặc biệt. Nó đóng vai trò đặc biết. Đóng góp về kinh tế 80 – 90% cho tỉnh. Tôi nghỉ nó phải có cơ chế đặc biệt. Để mà duy trì và phát triển. Nó như là một đòn bẩy kinh tế. Chúng ta mà cứ cào bằng và so sánh với các địa phương khác thì không ổn. Phải đầu tư vào người dẫn đường. Rất cần cái quan điểm này. Thứ 2 là phải có cơ chế khác biệt. Nó cần phải được đầu tư lớn để dẫn đường. Cái hay của nó là đầu tư 1 thì có thể dẫn tới lợi cả chục cả trăm.
Khi các tuyến đường trong và ngoài Khu kinh tế Dung Quất được đầu tư đồng bộ, hiện đại, sẽ hình thành một mạng lưới vận tải thông suốt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đây chính là tiền đề để các doanh nghiệp logistics mạnh dạn đầu tư kho bãi, trung tâm phân phối, dịch vụ giao nhận và vận tải đa phương thức. Từ đó thu hút các tập đoàn logistics lớn, từng bước biến Dung Quất thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế. Hạ tầng giao thông chất lượng cao đóng vai trò thiết yếu trong công nghiệp hiện đại.
Ý kiến ()