Văn hóa
Thứ 5, 27/10/2022 | 12:14:00 [(GMT +7)]
Bảo tồn di sản phi vật thể nghề dệt thổ cẩm Làng Teng
Thứ 5, 27/10/2022 | 12:14:00 [(GMT +7)]
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Ba Tơ (30/10/1972 - 30/10/2022), nhiều du khách đã đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và những nét văn hóa độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc nơi đây. Và Làng Teng, nơi có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Hre là điểm đến thú vị.
Khu bảo tồn văn hóa Làng Teng, xã Ba Thành. Nơi giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Những người mẹ, người chị cả đời gắn bó với làng quê, với nghề lại có dịp giới thiệu về nghề dệt của quê mình.
Ngày xưa, để dệt những tấm thổ cẩm, người làng phải trồng bông, se sợi, lấy vỏ cây, lá cây làm phẩm màu để nhuộm. Còn khung dệt là những thân cây lồ ô. Còn bây giờ người làng dệt bằng chỉ màu.
Ngày xưa, để dệt những tấm thổ cẩm, người làng phải trồng bông, se sợi, lấy vỏ cây, lá cây làm phẩm màu để nhuộm. Còn khung dệt là những thân cây lồ ô. Còn bây giờ người làng dệt bằng chỉ màu.
Nghề dệt thổ cẩm được người làng duy trì theo thời gian, cả những tháng năm khắc nghiệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nghề được phát triển hơn ở những năm hậu chiến và nhất là từ khi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chị Phạm Thị Say, Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi
Chị Phạm Thị Say, Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi nói: Em học nghề từ nhỏ và bây giờ đã biết dệt nhiều loại sản phẩm. Riêng tấm choàng chưa dệt được nên còn phải học nhiều. Mỗi khi dệt hoàn thành một sản phẩm là vui lắm.
Sản phẩm thổ cẩm làng Teng đã nằm trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch của huyện Ba Tơ và Quảng Ngãi. Một số bạn trẻ nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ những tấm thổ cẩm của làng thiết kế thành váy cưới, túi xách nên sản phẩm càng đa dạng hơn.
Ông Lữ Đình Tích, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi
Ông Lữ Đình Tích, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết: Từ sau khi nghề được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia, huyện tăng cường mở lớp hướng dẫn nghề. Huyện tiếp tục thông qua các cơ quan truyền thông để quảng bá về nghề dệt thổ cẩm để bà con sống được với nghề. Đồng thời tăng cường việc dạy nghề.
Nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở huyện Ba Tơ đã tồn tại qua thời gian và đang được huyện quan tâm phát triển. Sắc màu thổ cẩm của người làng không chỉ đáp ứng nhu cầu trang phục mà đang trên đường chinh phục du khách khi về thăm vùng quê cách mạng, vùng quê anh hùng Ba Tơ./.
Quý Cầu, Thanh Trung/PTQ
Ý kiến ()