Kinh tế
Thứ 6, 02/04/2021 | 09:19:00 [(GMT +7)]
Những mô hình kinh tế hiệu quả ở miền núi
Thứ 6, 02/04/2021 | 09:19:00 [(GMT +7)]
Với sự hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, người nông dân các huyện miền núi ở Quảng Ngãi đã có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế mới, cho năng suất, giá trị kinh tế cao. Tại huyện Trà Bồng, nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 150 triệu đến 200 triệu mỗi năm.
Đàn dê gia đình bà Trương Thị Ánh. Ảnh: Ngọc Trai
Với sự hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, người nông dân các huyện miền núi ở Quảng Ngãi đã có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế mới, cho năng suất, giá trị kinh tế cao. Tại huyện Trà Bồng, nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 150 triệu đến 200 triệu mỗi năm.
Vợ chồng bà Trương Thị Ánh thôn Phú Tài, xã Trà Phú là một trong những hộ tiên phong trong triển khai mô hình nuôi dê sinh sản ở huyện miền núi Trà Bồng. Ban đầu gia đình chỉ nuôi khoảng 10 con giống. Hiện đàn dê đã phát triển trên 30 con. Mỗi năm đàn dê sinh sản 2 lứa, gia đình bà xuất bán khoảng 20 con dê thịt đem về nguồn thu từ 60 đến 70 triệu đồng.
Bà TRƯƠNG THỊ ÁNH -Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi, nói:Nuôi dê lợi hơn nuôi bò, heo, gà. Nuôi dê phát triển mạnh cho hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi con dê 3 triệu. Chỉ cần nuôi 10 con dê cái, mỗi lứa kiếm được hơn 30 triệu đồng. Một năm đẻ hai lứa là kiếm được 60 đến 70 triệu. Một năm tốn vài triệu bạc thuốc như canxi, thuốc bổ, thuốc bệnh. Khi dê bị chướng hơi dạ cỏ thì mình cho uống nước gừng, rồi chích thuốc. Nuôi dê thì hàng ngày chủ yếu ăn lá cây, ăn muối.
Ông Đỗ Kì Nhuận ở xã Trà Phú chọn mô hình chăn nuôi heo ki hay còn gọi là heo rừng lai để phát triển kinh tế gia đình. Hiện với 2 con heo đực giống và 7 con heo cái sinh sản. Mỗi lứa, mỗi con cái sinh sản khoảng 8, 9 con. Sau 3 tháng chăm sóc, mỗi con cho trọng lượng từ 12-14kg, có thể xuất bán ra thị trường. Với giá 150.000/kg, gia đình ông Đỗ Kì Nhuận có nguồn thu đáng kể từ mô hình chăn nuôi heo rừng lai. 2 năm nay, ông Đỗ Kì Nhuận đang thử sức với mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung.
Vợ chồng bà Trương Thị Ánh thôn Phú Tài, xã Trà Phú là một trong những hộ tiên phong trong triển khai mô hình nuôi dê sinh sản ở huyện miền núi Trà Bồng. Ban đầu gia đình chỉ nuôi khoảng 10 con giống. Hiện đàn dê đã phát triển trên 30 con. Mỗi năm đàn dê sinh sản 2 lứa, gia đình bà xuất bán khoảng 20 con dê thịt đem về nguồn thu từ 60 đến 70 triệu đồng.
Bà TRƯƠNG THỊ ÁNH -Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi, nói:Nuôi dê lợi hơn nuôi bò, heo, gà. Nuôi dê phát triển mạnh cho hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi con dê 3 triệu. Chỉ cần nuôi 10 con dê cái, mỗi lứa kiếm được hơn 30 triệu đồng. Một năm đẻ hai lứa là kiếm được 60 đến 70 triệu. Một năm tốn vài triệu bạc thuốc như canxi, thuốc bổ, thuốc bệnh. Khi dê bị chướng hơi dạ cỏ thì mình cho uống nước gừng, rồi chích thuốc. Nuôi dê thì hàng ngày chủ yếu ăn lá cây, ăn muối.
Ông Đỗ Kì Nhuận ở xã Trà Phú chọn mô hình chăn nuôi heo ki hay còn gọi là heo rừng lai để phát triển kinh tế gia đình. Hiện với 2 con heo đực giống và 7 con heo cái sinh sản. Mỗi lứa, mỗi con cái sinh sản khoảng 8, 9 con. Sau 3 tháng chăm sóc, mỗi con cho trọng lượng từ 12-14kg, có thể xuất bán ra thị trường. Với giá 150.000/kg, gia đình ông Đỗ Kì Nhuận có nguồn thu đáng kể từ mô hình chăn nuôi heo rừng lai. 2 năm nay, ông Đỗ Kì Nhuận đang thử sức với mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung.
Mô hình nuôi heo ki của gia đình ông Kỳ Nhuận. Ảnh: Ngọc Trai
Ông ĐỖ KÌ NHUẬN- Xã Trà Phú, Trà Bồng, Quảng Ngãi, cho biết: Con hươu cái thì đã sinh sản được hai con hươu con. Còn 4 con hươu đực đang phát triển rất tốt. Năm nay thu hoạch ít nhất mỗi con phải được 5 lạng nhung. Với giá 1,2 triệu/lạng thì 4 con khoảng 2 kg thì cũng được 24 triệu đồng. Mình tiếp tục phát triển đàn lên chứ không bán con giống.
Từ các nguồn vốn được phân bổ từ chương trình 30a, chương trình xây dựng nông thôn mới, Quỹ hỗ trợ nông dân, Trà Bồng đãhỗ trợ người dân triển khai các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trà Bồng từ 38,56% xuống còn 35,34% vào cuối năm 2020.
Ông NGUYỄN QUỐC BẢO- Chủ tịch Hội nông dân huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi, cho biết: Hỗ trợ nông dân về nguồn lực vốn vay và khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của huyện. Hỗ trợ nông dân chuyển giao khoa học kĩ thuật, tham quan học tập các mô hình kinh tế hiệu quả, đồng hành cùng với người nông dân để kịp thời hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gia đình.
Huyện Trà Bồng t iếp tục nhân rộng và xây dựng mới các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả giúp n gười dân tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống , giảm nghèo bền vững./.
Thu Hằng
Ý kiến ()