Kinh tế
Thứ 3, 20/04/2021 | 16:01:00 [(GMT +7)]
Thương hiệu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Thứ 3, 20/04/2021 | 16:01:00 [(GMT +7)]
hôm nay ngày 20/4 là Ngày Thương hiệu Việt Nam. Chính phủ chọn ngày này là để tôn vinh những sản phẩm “Made in Việt Nam”. Xây dựng thương hiệu chính là xây dựng giá trị cốt lõi cho mỗi doanh nghiệp. Và kể từ năm 2008 đến này, đã có những thương hiệu hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được tôn vinh, quảng bá thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Thương hiệu không chỉ đơn thuần là một cái tên mà còn chứa đựng ý nghĩa, thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến khách hàng. Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Vinasoy- cái tên đầu tiên được người tiêu dùng nhắc đến khi nói về sữa đậu nành. Ảnh: Minh Huy
Vinasoy- cái tên đầu tiên được người tiêu dùng nhắc đến khi nói về sữa đậu nành. Từ một doanh nghiệp “tỉnh lẻ”, Vinasoy đã trở thành Thương hiệu quốc gia. Giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường sữa đậu nành hộp giấy tại Việt Nam với hơn 84% thị phần. Để có được thành quả như hôm nay, Vinasoy đã có tầm nhìn chiến lược xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình ngay từ những ngày đầu chập chững gia nhập thị trường. Xác định nhóm khách hàng, phân khúc thị trường. Ý tưởng truyền thông độc, lạ gần gũi, dễ nhớ. Vinasoy đã khẳng định thương hiệu sữa đậu nành số 1 Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hồng Yến -Giám đốc Marketing Nhà máy Sữa đầu nành Việt Nam- Vinasoy, nói:Xây dựng thương hiệu giúp cho doanh nghiệp truyền tải được thông điệp sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Truyền tải được thông điệp của nhãn hàng mong muốn để người tiêu dùng hiểu hơn không chỉ trong nước mà ra thị trường thế giới. Do đó xây dựng thương hiệu không phải là việc làm hay không làm mà bắt buộc phải làm để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong thời gian doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Mỗi doanh nghiệp đều có một chiếc lược xây dựng thương hiệu riêng. Doanh nghiệp này lựa chọn chuỗi hệ thống thực phẩm sạch để xây dựng thương hiệu cho mình. Với suy nghĩ “biết người, biết ta”, doanh nghiệp đã chọn cho mình một ngách đi riêng. Cung cấp các loại nông sản truyền thống, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, an toàn sức khỏe người người sử dụng là định hướng mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.
Ông Võ Thành Hòa-Giám đốc chuỗi thực phẩm sạch Naganic, chia sẻ:Chúng tôi chọn sản phẩm hồi xưa vì rất là ngon và giá trị nhưng số lượng hạn chế. Vì vậy chúng tôi tập trung phát triển nó để tạo ra nhiều sản phẩm như vậy hơn đó là chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi không chọn những sản phẩm thịt heo giống ngoại vì những cái đó dễ phát triển, năng suất cao nên nếu chúng tôi chọn thì không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ lớn. Chúng tôi biết Naganic là thương hiệu đang trong quá trình phát triển nên phải chọn lối đi riêng, thị trường ngách để đi.
Bà Nguyễn Thị Hồng Yến -Giám đốc Marketing Nhà máy Sữa đầu nành Việt Nam- Vinasoy, nói:Xây dựng thương hiệu giúp cho doanh nghiệp truyền tải được thông điệp sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Truyền tải được thông điệp của nhãn hàng mong muốn để người tiêu dùng hiểu hơn không chỉ trong nước mà ra thị trường thế giới. Do đó xây dựng thương hiệu không phải là việc làm hay không làm mà bắt buộc phải làm để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong thời gian doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Mỗi doanh nghiệp đều có một chiếc lược xây dựng thương hiệu riêng. Doanh nghiệp này lựa chọn chuỗi hệ thống thực phẩm sạch để xây dựng thương hiệu cho mình. Với suy nghĩ “biết người, biết ta”, doanh nghiệp đã chọn cho mình một ngách đi riêng. Cung cấp các loại nông sản truyền thống, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, an toàn sức khỏe người người sử dụng là định hướng mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.
Ông Võ Thành Hòa-Giám đốc chuỗi thực phẩm sạch Naganic, chia sẻ:Chúng tôi chọn sản phẩm hồi xưa vì rất là ngon và giá trị nhưng số lượng hạn chế. Vì vậy chúng tôi tập trung phát triển nó để tạo ra nhiều sản phẩm như vậy hơn đó là chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi không chọn những sản phẩm thịt heo giống ngoại vì những cái đó dễ phát triển, năng suất cao nên nếu chúng tôi chọn thì không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ lớn. Chúng tôi biết Naganic là thương hiệu đang trong quá trình phát triển nên phải chọn lối đi riêng, thị trường ngách để đi.
Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Naganic.Ảnh: Minh Huy
Một doanh nghiệp muốn tồn tại chắc chắn phải có sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm không phải là thứ duy nhất mà doanh nghiệp tập trung vào. Xây dựng thương hiệu phải là ưu tiên hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu. Một số sản phẩm của doanh nghiệp Quảng Ngãi đã được công nhận đạt thương hiệu quốc gia như Đường Quảng Ngãi, Nước khoáng Thạch Bích, Bánh kẹo BiscaFun, Bia Dung Quất và Sữa đậu nành VinaSoy.
Ông Đỗ Tiến Đạt-Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi, nói:Hiện nay các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi đã quan tâm, cố gắng phát triển thương hiệu của mình một cách bền vững để nâng tầm trong xúc tiến thương mại hàng hóa không những trong nước mà còn quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi đã khẳng định thương hiệu và xuất khẩu sản phẩm của mình sang châu âu, châu á. Doanh nghiệp càng ngày càng phát triển và tạo thế bền vững.
Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo ra và thậm chí là sao chép những sản phẩm có tính chất và chất lượng tương đương nhau khá dễ dàng. Thương hiệu chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm tương đồng. Tạo lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp phát triển bền vững./.
Tiến Công
Ý kiến ()