Xã hội
Thứ 3, 16/03/2021 | 14:43:00 [(GMT +7)]
Sức sống ở Tư Cung
Thứ 3, 16/03/2021 | 14:43:00 [(GMT +7)]
Nỗi đau Sơn Mỹ, đã 53 năm. Trong số 504 nạn nhân của vụ thảm sát năm ấy, thì riêng ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi có đến 407 người. Nỗi đau là không thể quên. Nhưng sau 53 năm, thôn Tư Cung đau thương này đã đổi thay từng ngày và đang được xây dựng để trở thành khu dân cư nông thôn kiểu mẫu.

Thôn Tư Cung đổi thay từng ngày. Ảnh: Duy Hưng.
Những người phụ nữ năm nay đều đã ngoài 80 tuổi. Cách đây 53 năm, nhiều người trong số họ đã may mắn sống sót trong vụ thảm sát chấn động toàn cầu mang tên Mỹ Lai , tức Sơn Mỹ. Bà Phạm Thị Em và 2 người con trai là những người may mắn trong buổi sáng ngày 16/3/1968. Trong câu chuyện có ký ức nỗi đau, nhưng phần nhiều giờ là những câu chuyện của ngày hôm nay. Chuyện thôn, xóm được đầu tư thêm con đường. Chuyện trong thôn vừa có thêm một ngôi nhà mới. Chuyện con cháu của bà con chòm xóm đã hành đạt.
Bà Phạm Thị Em - Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, nói:”Bây giờ cuộc sống ở đây thay đổi nhiều rồi. Nhà cửa nhiều, con cái đi học hành đại học, sung sướng. Đường sá khang trang, xi măng hết rồi. Giờ hòa bình, nhà nước làm thay đổi, dân sướng quá”.
Thôn Tư Cung hiện giờ có 720 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu. Đa phần ở đây gia đình nào cũng có người thân là nạn nhân trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Sau hơn 50 năm, cuộc sống ở Tư Cung đã đổi thay. Những tuyến đường được nhà nước đầu tư bê tông và có đèn đường. Kênh mương nội đồng được kiên cố đem nước về tận ruộng. Con em được học hành trong những ngôi trường khang trang. Thu nhập của người dân Tư Cung đã đạt hơn 40 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2%.
Bà Phạm Thị Em - Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, nói:”Bây giờ cuộc sống ở đây thay đổi nhiều rồi. Nhà cửa nhiều, con cái đi học hành đại học, sung sướng. Đường sá khang trang, xi măng hết rồi. Giờ hòa bình, nhà nước làm thay đổi, dân sướng quá”.
Thôn Tư Cung hiện giờ có 720 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu. Đa phần ở đây gia đình nào cũng có người thân là nạn nhân trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Sau hơn 50 năm, cuộc sống ở Tư Cung đã đổi thay. Những tuyến đường được nhà nước đầu tư bê tông và có đèn đường. Kênh mương nội đồng được kiên cố đem nước về tận ruộng. Con em được học hành trong những ngôi trường khang trang. Thu nhập của người dân Tư Cung đã đạt hơn 40 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2%.

Trẻ em ở Sơn Mỹ được học hành trong những ngôi trường khang trang. Ảnh: Duy Hưng
Ông Nguyễn Hồng Tựu -Trưởng thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, chia sẻ:”Trước nay thôn Tư Cung sống nông nghiệp là chính, 80-90% nông nghiệp. Những năm gần đây, các nhà máy xí nghiệp phát triển, kinh tế- xã hội đi lên, bà con thay đổi sản xuất theo mô hình, áp dụng khoa học kỹ thuật. Một số ngành nghề phụ, buôn bán nhỏ lẻ, con cháu đi làm ăn nhà máy xí nghiệp. Thu nhập tương đối ổn định, đời sống nhân dân đi lên”.
Thôn Tư Cung đã được chọn để xây dựng trở thành khu dân cư kiểu mẫu của xã Tịnh Khê. Hạ tầng giao thông thiết yếu sẽ tiếp tục được đầu tư. Hình thành các hiết chế văn hóa, thể thao và các phong trào trồng hoa, cây xanh, xây dựng nếp sống văn minh.
Ông Võ Minh Chính - Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, nói:”Tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Xác định các giống cây sản phẩm chủ lực, trọng điểm của xã để xây dựng sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao, nâng cao đời sống của bà con nông dân vì đại đa số bà con ở Tư Cung sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp”.
Ở Tư Cung, dấu tích của chiến tranh vẫn còn. Những hàng dừa còn in dấu đạn. Những bia mộ tập thể, những con đường in dấu chân giày của lính Mỹ trong vụ thảm sát của 53 năm trước. Thế nhưng trong thôn giờ đã có những tuyến đường hoa. Những ngôi nhà khang trang ngày càng nhiều. Nỗi đau nhường chỗ cho sức sống, cho hòa bình, cho những xanh ngát, để thôn Tư Cung trở thành một khu dân cư nông thôn kiểu mẫu vào năm 2022./.
Minh Hiền
Ý kiến ()