Xã hội
Thứ 3, 25/10/2022 | 15:41:00 [(GMT +7)]
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng
Thứ 3, 25/10/2022 | 15:41:00 [(GMT +7)]
Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được xem là mốc lịch sử quan trọng để Thủ đô hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông Hồng”. Vấn đề đặt ra là làm sao từ quy hoạch phân khu trên bản vẽ đến thực địa là những công trình chất lượng, thuận thiên, hiện đại; đô thị xanh đáng sống mà vẫn giữ được đặc trưng của văn hóa sông Hồng… đây là nhận định chung của các đại biểu tại diễn đàn Quy hoạch đô thị ven sông Hồng với chuyên đề “Điểm sáng phía đông” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 25/10.
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng
Nghị quyết 25 của Bộ chính trị đã yêu cầu TP Hà Nội nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; tập chung triển khai quy hoạch đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống.
Các đại biểu nhận định: Quy hoạch đô thị ven sông Hồng là bước tiến quan trọng, tạo điểm đột phá nhằm cải thiện, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển đô thị mới, văn minh, hiện đại hơn. Đây là một lộ trình phát triển tất yếu khi mà trung tâm thành phố Hà Nội đã quá tải, khu vực phía Tây đã gần như hết dư địa phát triển, còn phía Đông thì quỹ đất rất dồi dào.
Phát triển thành phố về phía Đông là đi theo xu hướng chung của thế giới, lấy mẫu số là các thành phố hai bên sông. Bên cạnh mạng lưới 10 cây cầu sẽ được cơi nới hoặc xây mới, phía Đông Hà Nội cũng là nơi có hệ thống đường bộ đồng bộ và hiện đại bậc nhất thủ đô. Từ đó giúp các hoạt động kinh tế xã hội có cơ hội bứt phá, tạo mặt bằng giá trị mới cho thị trường bất động sản./.
Các đại biểu nhận định: Quy hoạch đô thị ven sông Hồng là bước tiến quan trọng, tạo điểm đột phá nhằm cải thiện, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển đô thị mới, văn minh, hiện đại hơn. Đây là một lộ trình phát triển tất yếu khi mà trung tâm thành phố Hà Nội đã quá tải, khu vực phía Tây đã gần như hết dư địa phát triển, còn phía Đông thì quỹ đất rất dồi dào.
Phát triển thành phố về phía Đông là đi theo xu hướng chung của thế giới, lấy mẫu số là các thành phố hai bên sông. Bên cạnh mạng lưới 10 cây cầu sẽ được cơi nới hoặc xây mới, phía Đông Hà Nội cũng là nơi có hệ thống đường bộ đồng bộ và hiện đại bậc nhất thủ đô. Từ đó giúp các hoạt động kinh tế xã hội có cơ hội bứt phá, tạo mặt bằng giá trị mới cho thị trường bất động sản./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()