Kinh tế
Thứ 6, 28/10/2022 | 14:50:00 [(GMT +7)]
Quốc hội thảo luận về Kinh tế - Xã hội
Thứ 6, 28/10/2022 | 14:50:00 [(GMT +7)]
Sáng nay 28.10, Quốc hội bước vào ngày thứ hai thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Thảo luận về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực, những kết quả đạt được khá toàn diện, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách vượt so với dự toán.
Quốc hội thảo luận về Kinh tế - Xã hội
Theo các đại biểu, bên cạnh những thuận lợi như tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục khởi sắc, hầu hết các lĩnh vực dần được ổn định và hoạt động có hiệu quả GDP tăng 8%. Đạt được những kết quả trên là do sự quyết tâm đầy trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của bộ, ngành, địa phương, sự đồng thuận của doanh nghiệp, người dân.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Hà Nội, nói: Có ba thành công của Việt Nam được khẳng định trong 9 tháng qua, một là đã kiềm chế một cách hiệu quả dịch COVID-19, điều này có được là do chúng ta đã đồng lòng, linh hoạt, khoa học và quyết liệt chống dịch. Hai, nền kinh tế được phục hồi tích cực, tăng trưởng mạnh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, điều này có được là nhờ sự quyết tâm, biết nắm bắt thời cơ và sự đồng tâm hợp tác của các ngành trong toàn xã hội. Ba, trong một thế giới “nóng bỏng chưa từng thấy, biến động tiêu cực không thể nào dự đoán nổi”, nhưng đất nước ta vẫn ổn định, chủ quyền toàn vẹn quốc gia được tôn trọng. Việt Nam đã có được đường lối ngoại giao kiên định, mềm dẻo, trách nhiệm với đất nước và với thế giới qua việc đã vận dụng sáng tạo đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh theo cách “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, thực hiện chính sách ngoại giao cây tre cứng rắn, mềm dẻo, đoàn kết và qua việc kiên định “Việt Nam không chọn phe mà chọn chính nghĩa, chọn lẽ phải”, nhân dân, cử tri rất tin tưởng vào chính sách, đường lối này của Đảng, của Nhà nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, đất nước vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo lắng, quan ngại. Y tế Việt Nam đã và đang bị chao đảo. Đến nay vẫn còn chưa thực sự hết chao đảo. Cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công. Thuốc men, sinh phẩm còn thiếu, việc mua sắm trang thiết bị cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn. Vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ cấu ngân sách nhà nước chưa vững chắc, nguồn thu từ đất, từ thuế thu nhập cá nhân vẫn còn rất lớn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp, nêu ý kiến:“Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh chỉ bằng 1/3 tổng nguồn thu, trong đó có thu từ dầu hỏa. Mặc dù các doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất kinh doanh, có địa phương thu rất cao, có địa phương thu thấp. Thời gian tới, đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn trong việc dự toán thu từ sử dụng đất, thu từ các nguồn thu cần có sự cân đối thực tế để có sự phấn đấu đạt, tránh những trường hợp dự toán thấp để vượt thu, hưởng tỷ lệ cho địa phương, đơn vị. Chính phủ ước thu ngân sách tăng 2,9% tôi nghĩ là thấp, vì tăng trưởng GDP là 8%, lạm phát trên dưới 4% thì mức tăng thu phải tương ứng. 9 tháng đã thu 94%, đến cuối năm còn nhiều khoản thu chưa hết, như vậy sẽ vượt thu khá cao. Ước dự toán thu năm 2023 chỉ tăng hơn năm 2022 là 0,4% là thấp, trong khi dự toán dư địa chúng ta vẫn còn rất khả quan. Nguồn thu còn lại 2022 là phải thu, không để sang 2023, có chỉ đạo các địa phương thu thấp tăng thu để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm”.
Các đại biểu cũng cho rằng, thu cổ phần hóa từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước, đây là lĩnh vực nhiều năm nay không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch. Ước thực hiện năm nay lại thấp hơn các năm trước khi có dịch bệnh. Việc cổ phần hóa nhiều năm nay còn bất cập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập còn quá khó khăn. Chính phủ, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải phê duyệt cổ phần hóa và quan tâm nhiều hơn để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Hà Nội, nói: Có ba thành công của Việt Nam được khẳng định trong 9 tháng qua, một là đã kiềm chế một cách hiệu quả dịch COVID-19, điều này có được là do chúng ta đã đồng lòng, linh hoạt, khoa học và quyết liệt chống dịch. Hai, nền kinh tế được phục hồi tích cực, tăng trưởng mạnh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, điều này có được là nhờ sự quyết tâm, biết nắm bắt thời cơ và sự đồng tâm hợp tác của các ngành trong toàn xã hội. Ba, trong một thế giới “nóng bỏng chưa từng thấy, biến động tiêu cực không thể nào dự đoán nổi”, nhưng đất nước ta vẫn ổn định, chủ quyền toàn vẹn quốc gia được tôn trọng. Việt Nam đã có được đường lối ngoại giao kiên định, mềm dẻo, trách nhiệm với đất nước và với thế giới qua việc đã vận dụng sáng tạo đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh theo cách “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, thực hiện chính sách ngoại giao cây tre cứng rắn, mềm dẻo, đoàn kết và qua việc kiên định “Việt Nam không chọn phe mà chọn chính nghĩa, chọn lẽ phải”, nhân dân, cử tri rất tin tưởng vào chính sách, đường lối này của Đảng, của Nhà nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, đất nước vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo lắng, quan ngại. Y tế Việt Nam đã và đang bị chao đảo. Đến nay vẫn còn chưa thực sự hết chao đảo. Cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công. Thuốc men, sinh phẩm còn thiếu, việc mua sắm trang thiết bị cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn. Vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ cấu ngân sách nhà nước chưa vững chắc, nguồn thu từ đất, từ thuế thu nhập cá nhân vẫn còn rất lớn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp, nêu ý kiến:“Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh chỉ bằng 1/3 tổng nguồn thu, trong đó có thu từ dầu hỏa. Mặc dù các doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất kinh doanh, có địa phương thu rất cao, có địa phương thu thấp. Thời gian tới, đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn trong việc dự toán thu từ sử dụng đất, thu từ các nguồn thu cần có sự cân đối thực tế để có sự phấn đấu đạt, tránh những trường hợp dự toán thấp để vượt thu, hưởng tỷ lệ cho địa phương, đơn vị. Chính phủ ước thu ngân sách tăng 2,9% tôi nghĩ là thấp, vì tăng trưởng GDP là 8%, lạm phát trên dưới 4% thì mức tăng thu phải tương ứng. 9 tháng đã thu 94%, đến cuối năm còn nhiều khoản thu chưa hết, như vậy sẽ vượt thu khá cao. Ước dự toán thu năm 2023 chỉ tăng hơn năm 2022 là 0,4% là thấp, trong khi dự toán dư địa chúng ta vẫn còn rất khả quan. Nguồn thu còn lại 2022 là phải thu, không để sang 2023, có chỉ đạo các địa phương thu thấp tăng thu để hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm”.
Các đại biểu cũng cho rằng, thu cổ phần hóa từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước, đây là lĩnh vực nhiều năm nay không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch. Ước thực hiện năm nay lại thấp hơn các năm trước khi có dịch bệnh. Việc cổ phần hóa nhiều năm nay còn bất cập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập còn quá khó khăn. Chính phủ, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải phê duyệt cổ phần hóa và quan tâm nhiều hơn để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Thanh Vân – Nguyễn Hiếu
Ý kiến ()