Kinh tế
Thứ 2, 29/03/2021 | 14:51:00 [(GMT +7)]
Ổn định nguồn cung phân bón trong nước
Thứ 2, 29/03/2021 | 14:51:00 [(GMT +7)]
Tình trạng giá phân bón tăng cao và thiếu hụt nguồn cung cục bộ ở một số khu vực trong những tháng đầu năm khiến không ít bà con nông dân lo ngại cho mùa vụ sản xuất sắp tới. Đảm bảo ổn định nguồn cung phân bón cho sản xuất nông nghiệp là yêu cầu đang được đặt ra. Trên thực tế, nguồn cung trong nước hiện vẫn khá dồi dào. Điều quan trọng là các giải pháp liên kết sản xuất và bình ổn thị trường cần được triển khai thực hiện sớm.
Ổn định nguồn cung phân bón trong nước
So với cuối năm 2020, giá nhiều loại phân bón trên thế giới đã tăng chóng mặt, từ 35- 45% tùy loại, tùy nhà sản xuất. Trong khi giá phân bón trong nước tăng chậm hơn, một vài sản phẩm tăng từ 13-20%. Các chuyên gia cho rằng, để giảm bớt chi phí và tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phân bón nhập khẩu giá đang tăng quá cao, bà con nông dân có thể chủ động thay thế bằng các sản phẩm sẵn có trong nước.
PGS.TS. Mai Thành Phụng, Chuyên gia nông nghiệp
PGS.TS. Mai Thành Phụng, Chuyên gia nông nghiệp cho biết: Sắp xếp lại các công thức phân bón các nguyên liệu đầu vào cho đất và cây của mình một cách hợp lý và chọn các nguyên liệu đầu vào có sẵn trong nước, đáp ứng được nhưng giá tăng ít và không tăng, ví dụ thay vì bón DAP nông dân có thể thay bằng phân lân, Việt Nam có nguồn phân lân rất lớn.
Bà Võ Thị Hiền, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Bà Võ Thị Hiền, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre nói: Chỉ sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ bao thì không mắc, 350 nghìn mà 30 ký thì không mắc, cây bưởi bón tốt, xanh, thời gian kéo dài/ giá phân nó chiếm khoảng 1/3 thì vẫn còn có lợi nhuận.
Theo tính toán, sản xuất nông nghiệp trong nước cần khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó 2 loại DAP và URE chiếm lần lượt gần 10% và 16%. Hiện các nhà máy sản xuất 2 loại này trong nước có thể đáp ứng 60 – 80% nhu cầu. Để bù vào chỗ thiếu hụt, các doanh nghiệp phân bón trong nước cũng đã chủ động đa dạng sản phẩm, đồng thời hạn chế xuất khẩu, tập trung cho sản xuất trong nước.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó TGĐ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó TGĐ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết: Dự kiến trong vụ hè thu tới đây chúng tôi đưa ra thị trường 190 – 230.000 tấn phân bón các loại, chủ lực vẫn là ure là loại phân bà con cần nhiều nhất/ Chúng tôi có kế hoạch xuất khẩu trong những tháng tiếp theo của 2021 nhưng với nhu cầu và giá nông sản hiện tại, chúng tôi điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu và sẽ tập trung bán trong nước. Với tổng công suất thiết kế sản xuất phân bón trong nước đạt đến 34 triệu tấn/năm, có thể thấy nguồn cung trong nước hoàn toàn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất chỉ ở mức 11 triệu tấn. Thế nhưng trong những tháng đầu năm đã xảy ra tình trạng giá phân bón tăng cao và thiếu hụt nguồn cung ở một số khu vực. Điều nghịch lý này đã được chỉ ra khi các doanh nghiệp sản xuất phân bón hoạt động chưa đến 1/3 công suất.
Ông Phùng Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam
Ông Phùng Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam nói: Đề nghị các doanh nghiệp phát huy hết công suất thiết kế, năng lực, tăng cường sử dụng thêm nguồn nguyên liệu, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi, găm phân bón lại. Thứ 3 là chúng tôi cũng khuyến cáo là tạm ngưng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cho sản xuất trong nước. Tình trạng khan hiếm phân bón cho sản xuất trong nước rất khó xảy ra. Điều cần nhất là việc triển khai các cơ chế, chính sách điều hành, quản lý và bình ổn thị trường phân bón trong nước; khuyến khích tăng cường liên kết để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất để cung ứng phân bón ra thị trường./.
Ý kiến ()