Văn hóa
Chủ nhật, 17/04/2022 | 15:59:00 [(GMT +7)]
Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Chủ nhật, 17/04/2022 | 15:59:00 [(GMT +7)]
Ngày 16/4, tức ngày 16.3 âm lịch, tại Di tích quốc gia đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bà con nhân dân và chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ hội đặc biệt, thường niên của người dân huyện đảo nhằm tri ân, tưởng niệm những binh phu năm xưa đã vượt sóng gió, ra quần đảo Hoàng Sa dựng bia, cắm mốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Câu ca dao “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa” vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay, cho thấy những hiểm nguy và rủi ro mà những hùng binh Hoàng Sa phải trải qua, phải đánh đổi để vâng mệnh vua, vượt muôn trùng sóng dữ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Phạm Thoại Tuyền, Hậu duệ đời thứ năm của Cai đội Phạm Hữu Nhật, Đội hùng binh Hoàng Sa Bắc Hải, chia sẻ: Hoàng Sa đi có về không, lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Hoàng Sa trời biển mênh mông/người đi thì có mà không thấy về… …vì vậy Lễ khao lề tổ chức để tưởng nhớ và tri ân những người đi trước và cầu mong bình an cho những người đi sau….
Hàng năm, cứ đến ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, không chỉ người Lý Sơn mà còn có nhiều du khách khắp nơi cũng đi thuyền ra thăm huyện đảo, thăm Di tích quốc gia Đình làng An Vĩnh, thắp nén hương thơm và dự Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tỏ lòng thành kính với cha ông đã có công xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Chị Nguyễn Hồng Nhung, du khách đến từ Hà Nội, nói: Lần đầu tiên đến đảo Lý Sơn và xem Lễ hội khao lề rất là thiêng liêng, thể hiện được tinh thần kỷ niệm những người lính đã hy sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc, đến với Lễ hội em cảm thấy mình càng yêu đất nước hơn, càng thấy được niềm tự hào, những sự hy sinh của những người lính giữ biển, đảo.
Cứ vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, tại Lý Sơn, gia đình nào, tộc họ nào có người đi lính Hoàng Sa thì đều tổ chức Lễ khao lề thế lính. Đây là một nghi thức đã trở thành tín ngưỡng của người dân huyện đảo và được các thế hệ tiếp tục duy trì.
Ông Phạm Thoại Tuyền, Hậu duệ đời thứ năm của Cai đội Phạm Hữu Nhật, Đội hùng binh Hoàng Sa Bắc Hải, chia sẻ: Hoàng Sa đi có về không, lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Hoàng Sa trời biển mênh mông/người đi thì có mà không thấy về… …vì vậy Lễ khao lề tổ chức để tưởng nhớ và tri ân những người đi trước và cầu mong bình an cho những người đi sau….
Hàng năm, cứ đến ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, không chỉ người Lý Sơn mà còn có nhiều du khách khắp nơi cũng đi thuyền ra thăm huyện đảo, thăm Di tích quốc gia Đình làng An Vĩnh, thắp nén hương thơm và dự Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tỏ lòng thành kính với cha ông đã có công xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Chị Nguyễn Hồng Nhung, du khách đến từ Hà Nội, nói: Lần đầu tiên đến đảo Lý Sơn và xem Lễ hội khao lề rất là thiêng liêng, thể hiện được tinh thần kỷ niệm những người lính đã hy sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc, đến với Lễ hội em cảm thấy mình càng yêu đất nước hơn, càng thấy được niềm tự hào, những sự hy sinh của những người lính giữ biển, đảo.
Cứ vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, tại Lý Sơn, gia đình nào, tộc họ nào có người đi lính Hoàng Sa thì đều tổ chức Lễ khao lề thế lính. Đây là một nghi thức đã trở thành tín ngưỡng của người dân huyện đảo và được các thế hệ tiếp tục duy trì.
Cứ đến ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, không chỉ người Lý Sơn mà còn có nhiều du khách ra thăm huyện đảo.
Ts. Nguyễn Đăng Vũ, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Quảng Ngãi, cho biết:Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức không phải chỉ ở đất đảo Lý Sơn, mà còn ở nhiều nơi khác dọc ven biển Quảng Ngãi. Nơi nào có những binh phu đi Hoàng Sa, Trường Sa, thì nơi ấy tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Tuy nhiên, tại đảo Lý Sơn, nghi thức lễ này rất đặc biệt và được gìn giữ, tổ chức qua nhiều đời.
Sau phần tế lễ, tiếng ốc u nổi lên là hiệu lệnh cho những trai tráng làm lễ rước thuyền và hình nhân thế mạng hướng ra biển theo con đường mà các bậc tiền nhân ra đi hơn 400 năm trước.
Hành trình này vẫn cứ nối tiếp qua nhiều thế hệ của cư dân đất đảo Lý Sơn. Hoàng Sa, Trường Sa luôn là quê hướng thứ 2 của người dân nơi đây.
Đinh Hương - PV TTXVN tại Quảng Ngãi.
Ý kiến ()