Thế giới
Thứ 5, 06/05/2021 | 07:32:00 [(GMT +7)]
Khu Ổ Chuột: "Bom Hẹn Giờ" COVID-19 Tại Ấn Độ
Thứ 5, 06/05/2021 | 07:32:00 [(GMT +7)]
Thảm kịch ở Ấn Độ xảy ra khi nhiều bệnh nhân không có oxy. Nỗi lo còn chưa dứt thì còn một nỗi lo khác đang treo lơ lửng. Đó là nguy cơ COVID-19 lan đến các khu ổ chuột, khiến cho Ấn Độ có nguy cơ đối diện một cơn bão dịch bệnh tiếp theo, nghiêm trọng hơn.
Khu Ổ Chuột: "Bom Hẹn Giờ" COVID-19 Tại Ấn Độ
Những con hẻm chật hẹp chỉ đủ để đi bộ tránh nhau…Ruồi và muỗi vo ve xung quanh các bãi rác. Cống rãnh không có nắp đậy…Điều kiện vệ sinh vô cùng kém.Không phải ai cũng có khẩu trang để đeo.Tình trạng này đang xảy ra tại khu dân cư nghèo Kirti Nagar. Nằm ở thủ đô New Delhi.
Các căn nhà ở đây rất chật chội, mà có lẽ cũng chẳng hợp lý khi gọi là căn nhà. Anh Uday Shankar Kumar hiện đang sống trong một căn phòng nhỏ với 6 người khác trong gia đình. Anh rất lo lắng với tình trạng dịch bệnh hiện nay, nguy cơ lây nhiễm tại nơi anh sống là rất cao.
Anh Uday Shankar Kumar – Người dân khu dân cư nghèo Kirti Nagar, chia sê: "Trong căn phòng rộng 1,8 m2, 7 người trong gia đình chúng tôi cùng sinh sống. Nếu cả 7 người cùng vào, khoảng cách giữa mỗi người sẽ chưa đầy 30cm. Nếu bất kỳ ai trong khu này mắc COVID-19, người đó có thể lây nhiễm cho 460 người chỉ trong một ngày".
Ngày ngày người dân nơi đây không biết làm gì khác ngoài lo lắng, sợ hãi. Thậm chí, họ còn phải ngừng xem tin tức. Để tạm quên nguy cơ cái chết rình rập.
Các căn nhà ở đây rất chật chội, mà có lẽ cũng chẳng hợp lý khi gọi là căn nhà. Anh Uday Shankar Kumar hiện đang sống trong một căn phòng nhỏ với 6 người khác trong gia đình. Anh rất lo lắng với tình trạng dịch bệnh hiện nay, nguy cơ lây nhiễm tại nơi anh sống là rất cao.
Anh Uday Shankar Kumar – Người dân khu dân cư nghèo Kirti Nagar, chia sê: "Trong căn phòng rộng 1,8 m2, 7 người trong gia đình chúng tôi cùng sinh sống. Nếu cả 7 người cùng vào, khoảng cách giữa mỗi người sẽ chưa đầy 30cm. Nếu bất kỳ ai trong khu này mắc COVID-19, người đó có thể lây nhiễm cho 460 người chỉ trong một ngày".
Ngày ngày người dân nơi đây không biết làm gì khác ngoài lo lắng, sợ hãi. Thậm chí, họ còn phải ngừng xem tin tức. Để tạm quên nguy cơ cái chết rình rập.
Dịch bệnh có nguy bùng phát bất cứ lúc nào ởcác khu ổ chuột.
Anh Suman – Người dân khu dân cư nghèo Kirti Nagar, nói: “Tôi đã phải ngừng xem tin tức vì sợ hãi. Tôi không dám xem những thông tin hình ảnh đang chiếu trên bản tin. Dịch bệnh quá kinh khủng, quá nhiều người chết… Tôi sợ đến mức mình có thể chết ngay sau khi xem tin tức.”
Điều kiện sống thiếu thốn. Vệ sinh kém. Dịch bệnh có nguy bùng phát bất cứ lúc nào ở đây. Nhiều người lo lắng rằng nếu có mắc bệnh cũng không thể đến bệnh viện bởi hiện nay các giường bệnh đang quá tải trầm trọng, thiếu thốn vật tư y tế, khan hiếm máy trợ thở, máy tạo oxy.
Anh Ram Niwas Chandrawanshi - Người dân khu dân cư nghèo Kirti Nagar, nói: “Các cư dân tại đây đang rất sợ hãi rằng sẽ không còn chỗ trong bệnh viện nếu bị nhiễm phải COVID-19. Tất cả chúng tôi đều đang sống dưới lòng thương xót của Chúa, và nếu điều gì đó xảy ra với chúng tôi, sẽ không có ai chăm sóc chúng tôi cả.”
Các chuyên gia cho rằng nỗi lo về dịch bệnh cũng sẽ khiến sức khỏe tinh thần sa sút, sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Và nguy cơ mắc COVID-19 cũng cao hơn.
Ông Anant Bhan - Chuyên gia về chính sách y tế công cộng, nói: “Những người dân ở các khu vực nông thôn nghèo thường không được chú trọng về sức khỏe tinh thần. Với số lượng ngày càng tăng các tin tức, hình ảnh tiêu cực về dịch bệnh trên Ti vi như hiện nay đang khiến họ cảm thấy lo lắng sợ sệt, ảnh hưởng đến tâm lý và có thể khiến họ dễ mắc bệnh hơn.”
Những khu ổ chuột hay khu định cư nghèo đói có nhiều người ở như thế này này khiến các nước đang phát triển như Ấn Độ gặp khó kiểm soát dịch bệnh. Giới chức y tế cảnh báo, đây có thể là “những điểm nóng tiềm tàng” của sự lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Và vấn đề sống còn là nhà chức trách cần phải kiểm soát chặt chẽ các khu ổ chuột.
Bác sỹ Naresh Trehan, Chủ tịch và Giám đốc điều hành bệnh viện Medanta-the Medicity, nói: “Một khi chúng ta biết được khu ổ chuột nào đó có dịch, chúng ta cần phong tỏa khu vực đó lại, cung cấp đồ ăn thức uống cho người dân trong khu vực và buộc họ phải cách ly trong vòng 2 tuần. Nếu chúng ta cung cấp đủ các nhu yếu phẩm cho họ, thì cách này sẽ có hiệu quả.”
Ấn Độ thắng hay thua, thành hay bại, trong cuộc chiến chống Covid-19. Điều đó sẽ phụ thuộc vào việc nước này kiểm soát được hay không tình hình ở các khu vực dân cư nghèo, đặc biệt là các khu ổ chuột./.
Ý kiến ()