Văn hóa
Thứ 6, 24/03/2023 | 07:57:00 [(GMT +7)]
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào K’Ho – nhánh Cil
Thứ 6, 24/03/2023 | 07:57:00 [(GMT +7)]
Tại Lâm Đồng có 4 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc bản địa. Trong đó làng nghề tại buôn Ka Tung xã Đạ Long, huyện Đam Rông là địa bàn xa, sâu nhất của tỉnh. Tuy nhiên, để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc K’Ho (nhánh Cil), các nghệ nhân, người có kinh nghiệm về nghề cùng với chính quyền đang nỗ lực khổi phục và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm.
Cụ K’Poh vẫn ngồi cùng khung dệt để truyền dạy cho con.
Nay dù đã bước vào tuổi 87 nhưng hằng ngày cụ K’Poh vẫn ngồi cùng khung dệt. Cụ kể mình học nghề với mẹ từ ngày còn rất bé. Được mẹ chỉ dạy, lúc đầu mất 2 tuần mới dệt được một gang tay, rồi gấp đôi, gấp ba…Công việc cần sự kiên trì và chịu khó nhưng bà vẫn truyền nghề và dặn dò con gái mình phải giữ lấy nghề.
Cụ Cil K’Pah – nghệ nhân dệt thổ cẩm xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, kể: Tôi bảo con ơi, làm đi, nếu mẹ chết thì không có người làm. Rồi tôi làm suốt để chỉ dạy cho con.
Được mẹ chỉ dạy từ khi còn bé, nên giờ con gái của cụ giờ cũng đã thạo nghề. Chị còn đươc cùng mẹ đi dạy nghề cho bà con trong xã từ năm 2019.
Chị Cil K’Phang - xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, chia sẻ: 35 người tôi dạy trong UBND xã, sau đó họ học với tôi thì một số người họ đã biết nghề. Một số thì họ chưa. Chưa biết thì mình sẽ dạy tiếp.
Ban đầu chỉ có 20 chị em hội viên phụ nữ tham gia học dệt, nhưng nay nghề đang phục hồi mạnh hơn bằng cách truyền dạy nhau. Họ thường tự tranh thủ dệt tại nhà, chỉ vào lúc nông nhàn, rảnh việc nương rẫy họ mới tụ lại cùng nhau học và làm nghề.
Chị K’Ja K’Song - xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, nói: Hồi trước mẹ ruột mình cũng biết làm. Mẹ mất, mình lại quên mất. Rồi mình học lại với mẹ chồng. Mẹ chồng dạy cho mình, mình biết hết cách làm rồi mình lại dạy lại cho các chị em ở đây. Đó là phong tục của dân tộc mình.
Cụ Cil K’Pah – nghệ nhân dệt thổ cẩm xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, kể: Tôi bảo con ơi, làm đi, nếu mẹ chết thì không có người làm. Rồi tôi làm suốt để chỉ dạy cho con.
Được mẹ chỉ dạy từ khi còn bé, nên giờ con gái của cụ giờ cũng đã thạo nghề. Chị còn đươc cùng mẹ đi dạy nghề cho bà con trong xã từ năm 2019.
Chị Cil K’Phang - xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, chia sẻ: 35 người tôi dạy trong UBND xã, sau đó họ học với tôi thì một số người họ đã biết nghề. Một số thì họ chưa. Chưa biết thì mình sẽ dạy tiếp.
Ban đầu chỉ có 20 chị em hội viên phụ nữ tham gia học dệt, nhưng nay nghề đang phục hồi mạnh hơn bằng cách truyền dạy nhau. Họ thường tự tranh thủ dệt tại nhà, chỉ vào lúc nông nhàn, rảnh việc nương rẫy họ mới tụ lại cùng nhau học và làm nghề.
Chị K’Ja K’Song - xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, nói: Hồi trước mẹ ruột mình cũng biết làm. Mẹ mất, mình lại quên mất. Rồi mình học lại với mẹ chồng. Mẹ chồng dạy cho mình, mình biết hết cách làm rồi mình lại dạy lại cho các chị em ở đây. Đó là phong tục của dân tộc mình.
Nghề dệt thổ cẩm góp phần bảo bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Xã Đạ Long vốn là địa bàn vùng sâu, xa xôi nhất của tỉnh lâm Đồng, việc đi lại giao thương khó khăn nên nghề dệt được bà con truyền lại để phục vụ nhu cầu mặc của chính mình. Nay đường xá đi lai thuận tiện hơn, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ đã khiến nghề bị mai một nhiều. Bởi vậy việc khôi phục nghề cho đồng bào cũng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền.
Anh Trần Văn Kiên – Chủ tịch UBND xã Đạ Long, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, cho biết: Hiện tại chúng tôi phối hợp với khoảng 5-7 nghệ nhân già tuổi để tìm lại công thức pha lại màu, tạo lại màu sắc dệt đặc trưng của địa phương.
Đây không phải là công việc một sớm một chiều, nhưng lại rất khả thi khi mà cả chính quyền và bà con cùng đồng lòng muốn khôi phục và gìn giữ. Bởi nghề không chỉ góp phần bảo bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()