Văn hóa
Thứ 5, 15/04/2021 | 09:01:00 [(GMT +7)]
Độc đáo bức tường làm bằng phế liệu
Thứ 5, 15/04/2021 | 09:01:00 [(GMT +7)]
Thay vì vứt những mảnh vỡ phế liệu từ chai lọ, bát đĩa hay là rác thải bỏ đi bằng gốm sứ thì đã bao giờ các bạn suy nghĩ rằng chúng ta sẽ làm gì để tái chế chúng và chúng có thể sẽ được tái chế thành những đồ vật gì hay chưa? Nếu chưa, thì câu chuyện trong bài viết sau của chúng tôi sẽ là một gợi ý cho quý vị và các bạn.
Những chai thủy tinh, bát sành sứ,… không còn dùng được nữa đều được người dân làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gom lại để tập trung vào khu tập kết như thế này. Và đây chính là lí do cho việc làm của họ.
Độc đáo bức tường làm bằng phế liệu
Từ những phế liệu tưởng chừng không còn tác dụng, người dân nơi đây đã cùng nhau sáng tạo, lắp ghép, tạo ra các bức tường nghệ thuật với hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị, gần gũi.
Bà Nguyễn Thị Tân, Phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Tân, Phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nói: Con đường này nguyên vật liệu từ lòng dân chúng tôi góp: bát, chum chai lọ vỡ, bà con bảo nhau mang góp ra để 1 chỗ tập trung, các anh chị gắn trên tường thì chúng tôi tham dự, ngày trước mốc mác giờ cảm nhận rất đẹp, quê hương giờ chuyển biến đẹp, ý thức của tất cả bà con làm vệ sinh hàng tuần, bảo nhau giữ gìn bức tranh đẹp xây dựng quê hương đổi mới.
Chị Ngô Quỳnh Liên, Chủ nhiệm Dự án “Tranh ghép tường làng Liên Mạc”
Chị Ngô Quỳnh Liên, Chủ nhiệm Dự án “Tranh ghép tường làng Liên Mạc”, chia sẻ: Tôi tự hào khẳng định rằng tranh ghép làng tôi đặc biệt và mang truyền thông sâu sắc về bảo vệ môi trường vì bức tranh làm từ nhiều chất liệu từ phế thải xây dựng, gạch lát nền, hay là vỏ chai bia, hay chậu hoa sứt, nứt vỡ đều đưa vào làm thành bức tranh sinh động, bức tranh còn sự chung tay góp sức, công của người dân rất nhiều, người dân ở địa phương đều cố gắng thu xếp thời gian của mình, mong muốn làng đẹp, yêu nghệ thuật, họ ban ngày đi bán hóa, làm nghề, tối chăng đèn lên để làm, mưa phùn vẫn làm.
Chỉ sau 1 thời gian ngắn, gần 200m tường đã mang đến diện mạo mới cho đường làng ngõ xóm, qua đó lan tỏa được thông điệp bảo vệ môi trường, hướng người trẻ tìm về văn hóa – lịch sử quê hương.
Em Nguyễn Bảo Ngọc, Phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em Nguyễn Bảo Ngọc, Phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, bộc bạch: Công trình này giúp người dân thế hệ trẻ có ý thức về việc bảo vệ môi trường, sử dụng đồ tái chế, bên cạnh đó bọn em nhìn thấy nhiều hơn hình ảnh bọn em chưa bao giờ được nhìn thấy, hiểu rõ hơn truyền thống của làng mình, nét văn hóa cha ông, ông bà để lại.
Hiện dự án này mới hoàn thành giai đoạn 1, dự tính có khoảng 200 bức tranh ghép sẽ được thực hiện và đăng ký kỷ lục Guinnes Làng tranh ghép. Đặc biệt, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các làng quê khác.
Chị Trương Thu Hương, Bí thư Đoàn thanh niên phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chị Trương Thu Hương, Bí thư Đoàn thanh niên phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nói: Trong năm nay hoàn thành thêm 2 bức nữa tại yên nội 1 và đại cát 2, nhân dân đồng tình, đảng ủy chính quyền địa phương phối kết hợp. Từ những bức tường vô tri vô giác bỗng chốc được thổi hồn, góp phần tạo môi trường sống xung quanh xanh – sạch – đẹp; giúp mọi người sống tốt hơn mỗi ngày./.
Ý kiến ()