Kinh tế
Chủ nhật, 29/05/2022 | 16:56:00 [(GMT +7)]
Doanh nghiệp liên minh nội địa, giảm phụ thuộc nước ngoài
Chủ nhật, 29/05/2022 | 16:56:00 [(GMT +7)]
Theo công bố của Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam năm 2021 đã đạt được 38%, là tín hiệu tích cực trong việc dịch chuyển nguồn cung ứng nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang tích cực liên kết với nhau, từng bước hoàn thiện các chuỗi giá trị nội địa, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài vốn đang bị biến động và đứt gãy.
Doanh nghiệp liên minh nội địa, giảm phụ thuộc nước ngoài
Giá nhiều loại nguyên phụ liệu trong ngành dệt may đã tăng trên 15% so với trước đây, kéo theo đó là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khó khăn trong vận chuyển. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã quyết định tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước, giải được bài toán phục thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Chiến lược thay đổi chuỗi cung ứng trong ngành dệt may đã được thực hiện trong 2 năm qua. Theo tính toán hiện nay, khoảng 40% vải và sợi và 85% phụ liệu dệt may đã được chuyển về Việt Nam. Việc ngành sợi đang phát triển mạnh, với kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD mỗi năm, được xem là cơ sở để đẩy nhanh nội địa hóa nguyên liệu.
Đối với ngành công nghiệp phụ trợ, hiện nay khoảng 80% nguyên phụ liệu cho sản xuất đang được tận dụng từ các nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, để tiến được một bước dài hơn trong chiến lược nội địa hóa và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động liên kết, tạo thành những “liên minh” doanh nghiệp đủ lớn, phát huy lợi thế của nhau để hoàn thiện sản phẩm.
Một chiến lược nội địa hóa với các giải pháp ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được chuỗi sản xuất, xuất khẩu. Những liên minh doanh nghiệp sẽ là cầu nối để tăng sức mạnh cho sản phẩm Make in Việt Nam./.
Chiến lược thay đổi chuỗi cung ứng trong ngành dệt may đã được thực hiện trong 2 năm qua. Theo tính toán hiện nay, khoảng 40% vải và sợi và 85% phụ liệu dệt may đã được chuyển về Việt Nam. Việc ngành sợi đang phát triển mạnh, với kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD mỗi năm, được xem là cơ sở để đẩy nhanh nội địa hóa nguyên liệu.
Đối với ngành công nghiệp phụ trợ, hiện nay khoảng 80% nguyên phụ liệu cho sản xuất đang được tận dụng từ các nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, để tiến được một bước dài hơn trong chiến lược nội địa hóa và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động liên kết, tạo thành những “liên minh” doanh nghiệp đủ lớn, phát huy lợi thế của nhau để hoàn thiện sản phẩm.
Một chiến lược nội địa hóa với các giải pháp ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được chuỗi sản xuất, xuất khẩu. Những liên minh doanh nghiệp sẽ là cầu nối để tăng sức mạnh cho sản phẩm Make in Việt Nam./.
Hương Giang – Lưu Niệm
Ý kiến ()