Thế giới
Thứ 2, 26/09/2022 | 14:45:00 [(GMT +7)]
Di sản của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thứ 2, 26/09/2022 | 14:45:00 [(GMT +7)]
Sự ra đi đột ngột của ông Abe là sự mất mát lớn, không chỉ cho Nhật Bản và còn đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là khi giới học giả quốc tế đánh giá rất cao các di sản của nhà lãnh đạo này.
Di sản của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Tại hội thảo trực tuyến do tờ Nikkei Asia tổ chức với chủ đề “Di sản của cố Thủ tướng Abe Shinzo và bối cảnh đang thay đổi ở châu Á”, các học giả đã điểm lại những di sản nổi bật trong các nhiệm kỳ chính trị của ông Abe ở Nhật Bản và trên thế giới.
Ông Tetsuo Kotani, Giáo sư Đại học Meikai, Nhật Bản, nhấn mạnh: “Cố Thủ tướng Abe đã xây dựng chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên vào năm 2013, và lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia để định hướng chính sách an ninh của Nhật Bản. Bên cạnh đó,ông Abe cũng mở rộng tầm nhìn chiến lược của Nhật Bản. Cố Thủ tướng Abe không chỉ hợp tác với Mỹ và các đối tác trong khu vực, mà còn thiết lập quan hệ hợp tác an ninh tăng cường với các đối tác châu Âu - những mối quan hệ giờ đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đối phó với tình hình ở Ukraine hoặc thậm chí căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan."
Giáo sư Kotani khẳng định cố Thủ tướng Abe “đạt được nhiều thành tựu to lớn trên cả mặt trận đối nội và đối ngoại”. Cụ thể, về mặt đối nội, cố Thủ tướng Abe đã chặn đứng xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản, đẩy nhanh sự liên kết giữa ba quân chủng thuộc Lực lượng Phòng vệ, thông qua Luật Hòa bình và An ninh năm 2015. Trong nhiệm kỳ của ông Abe, Nhật Bản đã mở cửa đối với người lao động, nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết, đồng thời chứng minh rằng một nền kinh tế phát triển vẫn có thể tăng trưởng mặc dù dân số ngày càng giảm và già hóa.
Về đối ngoại, ông Abe đã thành công trong cân bằng giữa các siêu cường, đồng thời củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác trong lục địa châu Á. Đặc biệt, các chuyên gia đánh giá cao chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chính quyền của cố Thủ tướng Abe.
Ông Bilahari Kausikan - Đại học Quốc gia Singapore, nói: “Chúng ta cần phải thừa nhận chính sách đối ngoại của Nhật Bản cho tất cả châu Á mà ông Abe đã xây dựng. Nhật Bản luôn đóng vai trò chủ chốt ở Đông Nam Á, chỉ sau Mỹ. Nhật Bản luôn là cường quốc đáng tin cậy nhất đối với Đông Nam Á. Tokyo đóng vai trò rất quan trọng, và về cơ bản, cố Thủ tướng Abe đã tái định hình vai trò đó để giúp nó trở nên chủ động hơn để đối phó với các thách thức mới."
Mặt khác, chuyên gia Kausikan nhấn mạnh cố Thủ tướng Abe đã góp phần hình thành một số khái niệm cơ bản về an ninh khu vực. Với tầm nhìn về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở", chính trị gia này đã củng cố mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và khu vực thông qua chính sách đầu tư tích cực. Bên cạnh đó, ông Abe đã góp phần lập ra một lưới an toàn dưới hình thức Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đóng vai trò lãnh đạo trong việc giúp tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) kết thúc thành công.
Cuộc cạnh tranh cường quốc giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn đã leo thang đáng kể trong nhiệm kỳ của ông Abe, buộc ông phải cân bằng tinh tế giữa hai siêu cường. Ông thành công trong cả việc mở rộng liên minh an ninh với Mỹ và duy trì thương mại với Trung Quốc - đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản.
Cuối cùng, không thể không nhắc tới việc ông Abe đã thành công giúp Nhật Bản đăng cai Thế vận hội 2020, cam kết rằng nhà máy hạt nhân Fukushima sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Là một chính trị gia đột phá, những thành tựu mà ông Abe Shinzo để lại sẽ luôn được ghi nhớ bởi người dân Nhật Bản./.
Ông Tetsuo Kotani, Giáo sư Đại học Meikai, Nhật Bản, nhấn mạnh: “Cố Thủ tướng Abe đã xây dựng chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên vào năm 2013, và lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia để định hướng chính sách an ninh của Nhật Bản. Bên cạnh đó,ông Abe cũng mở rộng tầm nhìn chiến lược của Nhật Bản. Cố Thủ tướng Abe không chỉ hợp tác với Mỹ và các đối tác trong khu vực, mà còn thiết lập quan hệ hợp tác an ninh tăng cường với các đối tác châu Âu - những mối quan hệ giờ đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đối phó với tình hình ở Ukraine hoặc thậm chí căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan."
Giáo sư Kotani khẳng định cố Thủ tướng Abe “đạt được nhiều thành tựu to lớn trên cả mặt trận đối nội và đối ngoại”. Cụ thể, về mặt đối nội, cố Thủ tướng Abe đã chặn đứng xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản, đẩy nhanh sự liên kết giữa ba quân chủng thuộc Lực lượng Phòng vệ, thông qua Luật Hòa bình và An ninh năm 2015. Trong nhiệm kỳ của ông Abe, Nhật Bản đã mở cửa đối với người lao động, nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết, đồng thời chứng minh rằng một nền kinh tế phát triển vẫn có thể tăng trưởng mặc dù dân số ngày càng giảm và già hóa.
Về đối ngoại, ông Abe đã thành công trong cân bằng giữa các siêu cường, đồng thời củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác trong lục địa châu Á. Đặc biệt, các chuyên gia đánh giá cao chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chính quyền của cố Thủ tướng Abe.
Ông Bilahari Kausikan - Đại học Quốc gia Singapore, nói: “Chúng ta cần phải thừa nhận chính sách đối ngoại của Nhật Bản cho tất cả châu Á mà ông Abe đã xây dựng. Nhật Bản luôn đóng vai trò chủ chốt ở Đông Nam Á, chỉ sau Mỹ. Nhật Bản luôn là cường quốc đáng tin cậy nhất đối với Đông Nam Á. Tokyo đóng vai trò rất quan trọng, và về cơ bản, cố Thủ tướng Abe đã tái định hình vai trò đó để giúp nó trở nên chủ động hơn để đối phó với các thách thức mới."
Mặt khác, chuyên gia Kausikan nhấn mạnh cố Thủ tướng Abe đã góp phần hình thành một số khái niệm cơ bản về an ninh khu vực. Với tầm nhìn về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở", chính trị gia này đã củng cố mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và khu vực thông qua chính sách đầu tư tích cực. Bên cạnh đó, ông Abe đã góp phần lập ra một lưới an toàn dưới hình thức Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đóng vai trò lãnh đạo trong việc giúp tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) kết thúc thành công.
Cuộc cạnh tranh cường quốc giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn đã leo thang đáng kể trong nhiệm kỳ của ông Abe, buộc ông phải cân bằng tinh tế giữa hai siêu cường. Ông thành công trong cả việc mở rộng liên minh an ninh với Mỹ và duy trì thương mại với Trung Quốc - đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản.
Cuối cùng, không thể không nhắc tới việc ông Abe đã thành công giúp Nhật Bản đăng cai Thế vận hội 2020, cam kết rằng nhà máy hạt nhân Fukushima sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Là một chính trị gia đột phá, những thành tựu mà ông Abe Shinzo để lại sẽ luôn được ghi nhớ bởi người dân Nhật Bản./.
Thanh Tùng - Đức Thịnh - Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Ý kiến ()