Xã hội
Thứ 5, 15/07/2021 | 14:13:00 [(GMT +7)]
Cảnh giác với tin nhắn giả tên thương hiệu
Thứ 5, 15/07/2021 | 14:13:00 [(GMT +7)]
Thời gian qua, đã có nhiều người dân bị các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn giả mạo tin nhắn từ các đầu số ngân hàng, hay còn gọi là brand name để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Hình thức giả mạo này rất tinh vi, vì vậy, người dân cần cảnh giác cao.
Cảnh giác với tin nhắn giả tên thương hiệu
Nhận được tin nhắn được gắn tên thương hiệu như thế này, không ít người sẽ lầm tưởng đây là tin nhắn từ ngân hàng gửi tới. Tên thương hiệu, cấu trúc tin nhắn đều như thật. Chỉ có đường link là giả mạo. Chỉ cần click vào và thực hiện theo hướng dẫn, người dùng sẽ bị mất thông tin, dẫn tới mất tiền trong tài khoản.
Chị Cẩm Tú, Khách hàng
Chị Cẩm Tú, Khách hàng, nói: Bản thân tôi nghĩ rằng với ngân hàng không thể nào mà giả mạo được tin nhắn brand name như vậy, chúng tôi mong rằng cơ quan chức năng phối hợp với ngân hàng có giải pháp triệt để hơn loại bỏ hoàn toàn tin nhắn lừa đảo như thế này, đảm bảo an toàn cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Tin nhắn định danh SMS Brandname là tin nhắn không hiển thị số thuê bao mà chỉ hiện tên của các thương hiệu đã được đăng ký và xét duyệt từ nhà mạng. Ở Mỹ, tin nhắn Brandname bị cấm. Ở Việt Nam và một số quốc gia khác, muốn gửi tin nhắn Brandname thì phải đăng ký với nhà mạng. Vậy tại sao các tin nhắn này vẫn lọt qua được.
Ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc điều hành Công ty CP CyStack Việt Nam
Ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc điều hành Công ty CP CyStack Việt Nam, cho biết: Quy trình thường là để gửi 1 tin nhắn brand name thì người gửi phải đăng ký với các cơ quan chức năng hoặc nhà mạng, sau đó làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ gửi. Đơn vị cung cấp sẽ xét duyệt kiểm tra lại cái brand name đã được nhà mạng cung cấp chưa, sau đó họ mới chuyển tiếp lên nhà mạng thực hiện gửi đi. Đâu đó có 1 lỗ hổng trong quy trình này.
Ông Lê Quang Hà, Giám đốc Sản phẩm ATTT cho Doanh nghiệp, Công ty An ninh mạng Viettel
Ông Lê Quang Hà, Giám đốc Sản phẩm ATTT cho Doanh nghiệp, Công ty An ninh mạng Viettel, nói: Chúng ta hoàn toàn có thể gọi điện đến bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng để xác minh về những thông tin, đường link mà chúng ta nhận được trước khi chúng ta nhập thông tin như số tài khoản, mật khẩu, OTP.
Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email hay các phần mềm chat như Zalo, Viber, Facebook Messenger…. Chính vì vậy, ngân hàng khuyến cáo người dân tuyệt đối không bấm vào các đường link khi nhận được tin nhắn./.
Ý kiến ()