Thời sự - Chính trị
Cán bộ, đảng viên và người dân tỉnh Kon Tum kỳ vọng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi mới
(Báo Quảng Ngãi) - Từ ngày 01/7, hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum chính thức về chung một nhà với tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình chuẩn bị sắp xếp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ở tỉnh Kon Tum đã thể hiện tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận cao. Kỳ vọng tương lai của tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai rộng rãi từ cơ sở, giúp giải đáp kịp thời những băn khoăn, tạo sự đồng thuận trong từng khu dân cư. Nhiều cán bộ lão thành và già làng, trưởng bản cũng đã động viên con cháu cùng góp sức xây dựng tỉnh mới. Tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Quảng Ngãi để hoàn thiện bộ máy, nhân sự, hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu hành chính.

Ông Phan Đức Luận, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin tỉnh Kon Tum, cho biết: Nếu mà nhập được Kon Tum và Quảng Ngãi thì bản thân tôi cảm thấy nó sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Không những 2 địa phương gắn bó về mặt hành chính nhưng mà đây kể cả về mặt lịch sử, xã hội về văn hóa, giáo dục.

"Khi hai tỉnh sáp nhập với nhau sẽ tạo cơ hội phát triển du lịch từ biên giới đến cảng biển Dung Quất, đảo Lý Sơn, phát triển du lịch vừa biển đảo, vừa biên giới. Việc sáp nhập hai tỉnh cũng góp phần giải quyết việc làm đối với người dân, đặc biệt là đối với lực lượng thanh niên chúng tôi. Các bạn đoàn viên thanh niên có cơ hội đến với doanh nghiệp Quảng Ngãi và các bạn ở Quảng Ngãi có có hội đến với doanh nghiệp ở Kon Tum".Chị Đỗ Thị Hồng Hạnh, Bí thư Thành Đoàn Kon Tum nói.
Với lợi thế của 02 tỉnh sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi mới trở thành tỉnh rộng thứ 5 cả nước, với sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, hình thành các hành lang kinh tế quan trọng, thúc đẩy liên kết vùng. Đây cũng là mong mỏi và kỳ vọng của người dân tỉnh Kon Tum.

Ông Phạm Đức Phước, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thực hành Sư phạm Lý Tự Trọng, tỉnh Kon Tum, cho biết: Việc sáp nhập thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Thứ nhất khi sáp nhập thì kinh tế hai bên hỗ trợ nhau phát triển, rõ ràng hai sẽ mạnh hơn một. Nguồn GDP lớn có điều kiện hỗ trợ vùng khó khăn về phát triển hạ tầng về cơ sở vật chất về văn hóa, về giáo dục, kể cả về y tế, cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện hơn.

“Tôi tin tưởng tỉnh Quảng Ngãi sau khi sáp nhập, khả năng đời sống nhân dân càng ngày càng ấm no, hạnh phúc, càng phát triển, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum hiện nay. Sau này khi sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi thì sẽ thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn, nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn”. Ông Kring Thêu, ở xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nói.
Cán bộ, đảng viên và người dân Kon Tum tin tưởng, với những định hướng phát triển bài bản, quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận xã hội sâu sắc, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.

Ông Lê Tùng Lâm, nguyên cán bộ thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cho biết: Không chỉ bản thân tôi mà nhiều người cũng hy vọng, bởi vì Kon Tum vừa qua và hiện nay là cả một vùng cây công nghiệp rất lớn, tôi nhớ rằng cây cao su chiếm gần 80.000 ha, cây cà phê chiếm gần 30.000ha cây cà phê. Đó là cây công nghiệp, còn cây dược liệu có sâm Ngọc Linh Quốc bảo và nhiều loại cây trồng khác, đó là cả một vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, tiềm năng đất đất đai còn khá rộng. Trong khi ở Quảng Ngãi cả một dãy vùng biển rộng./Cho nên cái sự tương hổ lẫn nhau, chi phối giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum tôi cho rằng vô cùng tuyệt vời, hy vọng.
Việc sắp xếp 02 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum trở thành tỉnh Quảng Ngãi mới đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Sự đồng thuận ấy chính là nền tảng vững chắc để tỉnh Quảng Ngãi mới bứt phá trong hành trình phát triển của đất nước.
Ý kiến ()