Kinh tế
Thứ 5, 20/04/2023 | 14:13:00 [(GMT +7)]
Cà phê cần một thương hiệu quốc gia
Thứ 5, 20/04/2023 | 14:13:00 [(GMT +7)]
Cà phê dù là một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh, hằng năm mang về cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ nhưng lại vẫn thiếu một thương hiệu mang tầm quốc gia để nâng cao giá trị. Đây là nhận định của cả nhà quản lý và cả doanh nghiệp.Nhân ngày Thương hiệu quốc gia Việt Nam 20/4, chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện này.
Cà phê cần một thương hiệu quốc gia
Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil) đạt gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD. Đóng góp vào sản lượng chung đó là hơn 30% cà phê đến từ Đắk Lắk, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng.
Thế nhưng, Đắk Lắk hay rộng ra là Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu cà phê nào đứng trong top 10 loại cà phê có giá trị nhất thế giới. Đây chính là trăn trở của những người gắn bó với cây cà phê.
Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lăk, nói: Hiện nay trong đề xuất của tôi thì Việt Nam có thể nâng từ 4 tỉ lên 10 tỷ đô thì những năm tới phải tiếp tục vào chế biến sâu song song với đó là giá trị thương hiệu. Mặt hàng cà phê Việt Nam phải trở thành mặt hàng quốc gia, phải có thương hiệu quốc gia để một ngày thế giới nghĩ về cà phê Robusta thì người ta nghĩ về Việt Nam như người ta nghĩ tới rượu vang là hướng đến Pháp.
Hiện có rất ít doanh nghiệp sản xuất thương hiệu cà phê Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới. Trong khi đó Thái Lan có cà phê cao cấp, bán với giá lên đến 50-100 đô la mỗi ly tại các khách sạn 5 sao trên toàn thế giới.
Thạc sỹ Đỗ Văn Chung –Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, nói: Tạo ra thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột nói riêng hay cà phê Việt Nam nối chung để chúng ta đưa giá trị của Việt Vam cạnh tranh với các nước trên thế giới và chúng ta phải thể hiện đẳng cấp của cà phê Việt Nam, Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất nhì thế giới.
Doanh nghiệp cần chung tay trong việc tái định vị thương hiệu cà phê của Việt Nam bằng việc tập trung vào việc tiếp tục trồng mới và chế biến sâu. Cùng với đó là việc xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Bởi giá trị thương hiệu chính là đòn bảy giúp nâng giá trị sản phầm.
Thực tế, giá trị cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp; xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô; tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ; chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến sâu còn hạn chế… Đây cũng chính là thách thức của việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam./.
Thế nhưng, Đắk Lắk hay rộng ra là Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu cà phê nào đứng trong top 10 loại cà phê có giá trị nhất thế giới. Đây chính là trăn trở của những người gắn bó với cây cà phê.
Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lăk, nói: Hiện nay trong đề xuất của tôi thì Việt Nam có thể nâng từ 4 tỉ lên 10 tỷ đô thì những năm tới phải tiếp tục vào chế biến sâu song song với đó là giá trị thương hiệu. Mặt hàng cà phê Việt Nam phải trở thành mặt hàng quốc gia, phải có thương hiệu quốc gia để một ngày thế giới nghĩ về cà phê Robusta thì người ta nghĩ về Việt Nam như người ta nghĩ tới rượu vang là hướng đến Pháp.
Hiện có rất ít doanh nghiệp sản xuất thương hiệu cà phê Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới. Trong khi đó Thái Lan có cà phê cao cấp, bán với giá lên đến 50-100 đô la mỗi ly tại các khách sạn 5 sao trên toàn thế giới.
Thạc sỹ Đỗ Văn Chung –Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, nói: Tạo ra thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột nói riêng hay cà phê Việt Nam nối chung để chúng ta đưa giá trị của Việt Vam cạnh tranh với các nước trên thế giới và chúng ta phải thể hiện đẳng cấp của cà phê Việt Nam, Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất nhì thế giới.
Doanh nghiệp cần chung tay trong việc tái định vị thương hiệu cà phê của Việt Nam bằng việc tập trung vào việc tiếp tục trồng mới và chế biến sâu. Cùng với đó là việc xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Bởi giá trị thương hiệu chính là đòn bảy giúp nâng giá trị sản phầm.
Thực tế, giá trị cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp; xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô; tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ; chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến sâu còn hạn chế… Đây cũng chính là thách thức của việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()