Tin tức

Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Thứ sáu, 22/05/2020 - 11:36

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng nay ( 22/5), Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thỏa thuận quốc tế. Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021.

Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và thảo luận trực tuyến về nội dung này. Tại buổi thảo luận, đa số đại biểu tán thành với dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 


Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 

Công tác xây dựng pháp luật thời gian qua tiếp tục được cải tiến, đổi mới và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, việc lập và thực hiện chương trình vẫn còn một số hạn chế như việc đề nghị điều chỉnh chương trình để bổ sung thêm dự án luật vẫn còn diễn ra, cá biệt có không ít dự án được được đề nghị bổ sung sát kỳ họp Quốc hội nên gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội. Tình trạng xin rút dự án luật do chưa chuẩn bị kịp, không đảm bảo chất lượng vẫn còn. Việc lấy ý kiến nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc ra soát để nhận diện các quy pháp pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo; tình trạng chậm gửi hồ sơ, tài liệu cho cho đại biểu trước kỳ họp vẫn tiếp diễn. Do đó, các đại biểu quốc hội kiến nghị các cơ quan chủ trì xây dựng dự án luật cần nâng cao kỷ cương, phát huy trách nhiệm cao nhất trong công tác chuẩn bị dự án, khắc phục triệt để tình trạng đã nêu. 



Các đại biểu quốc hội kiến nghị các cơ quan chủ trì xây dựng dự án luật cần nâng cao kỷ cương, phát huy trách nhiệm.

Đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Các đại biểu đồng tình việc rút ra dự án luật này khỏi chương trình năm 2020 nhưng đề nghị chính phủ sớm nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng để trình Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật này tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 vì vấn đề đất đai hiện đang rất nóng, phát sinh nhiều vấn đề từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý mà Luật Đất đai hiện hành khó vận dụng để giải quyết thấu đáo.

Huỳnh Trung

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng