Tin tức

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng kiểm tra thực tế tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Thứ sáu, 20/03/2020 - 16:33

Chiều 12-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra thực tế mô hình nhân tạo giống Trâu Murrash tại các xã Nghĩa Kỳ và Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa; thăm Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng và dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ), xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.

Mô hình nhân tạo giống Trâu Murrash là một phần của dự án Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống Trâu Murrash, do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi chủ trì. Thời gian thực hiện là 36 tháng, từ tháng 9/2018- tháng 9/2021, với tổng kinh phí khoảng 8,2 tỷ đồng.

nb2-13032020.jpg
Mô hình nhân tạo giống Trâu Murrash thuộc dự án Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bước đầu cho kết quả khả quan
 
Sau 18 tháng triển khai, Dự án bước đầu cho kết quả khả quan, với 225 lần phối đã có 126 con trâu có chữa, sinh sản được 43 trâu nghé, với trọng lượng trung bình mỗi trâu nghé lai Murrash sơ sinh là 36kg, cao hơn trâu nghé giống địa phương 14kg. Tỷ lệ tăng trọng sau 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi nhanh gấp đôi so với trâu nghé địa phương; tỷ lệ sống cao, ít bệnh tật.
Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng và dịch vụ Khoa học và Công nghệ được thành lập tháng 1/2012, trên tổng diện tích 16,7ha, được chia thành 05 phân khu chức năng gồm: phân khu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chăn nuôi; phân khu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trồng trọt; phân khu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nấm, vi sinh; phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phân khu văn phòng.
 
 
nb3-13032020.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng kiểm tra khu lưu giữ, bảo tồn, phát triển một số nguồn gen vật nuôi bản địa
 
nb4-13032020.jpg
 
 Giống lợn Kiềng sắt là một trong những nguồn gen vật nuôi có nguồn gốn bản địa, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh hiện được lưu giữ, bảo tồn và nuôi thương phẩm tại Trại nghiên cứu
 
 
Trong thời gian qua, Trại nghiên cứu thực hiện tiếp nhận các giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, gà và hướng dẫn cho người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hoạt động lưu giữ, bảo tồn, phát triển một số nguồn gen vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc bản địa có giá trị kinh tế như: giống lợn Kiềng sắt, gà Hre.
Hàng năm, Trại phối hợp với các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của các huyện, Chương trình giảm nghèo Tây Nguyên, Tổ chức Tầm nhìn thế giới để chủ động hỗ trợ, cung cấp giống, hướng dẫn cho người đồng bào chăm sóc và phát triển chăn nuôi ở quy mô gia trại và trang trại. Đặc biệt, nguồn giống này rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân.
 
 
nb5-13032020.jpg
Một số mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Quảng Ngãi đã được Trại nghiên cứu thực nghiệm có hiệu quả và chuyển giao cho nông dân trên địa bàn tỉnh để phát triển sản xuất
 
Bên cạnh đó, Trại tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất trong điều kiện thời tiết, khí hậu ở Quảng Ngãi như: xây dựng khu sản xuất bịch phôi nấm tập trung và hướng dẫn người dân cách nuôi trồng nấm, cung cấp bịch phôi cho người dân tiến hành sản xuất bán ra thị trường; xây dựng và chăm sóc 3 vườn cây ăn quả; mô hình nuôi heo Kiềng sắt thương phẩm, nuôi gà Hre thương phẩm…
Sau khi nghe các cơ quan chủ trì dự án báo cáo kết quả hoạt động, cũng như các đề xuất, kiến nghị để phát triển các mô hình, dự án trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng đánh giá cao hoạt động của các dự án, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với Mô hình nhân tạo giống Trâu Murrash, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, trên cơ sở hiệu quả ban đầu của mô hình, chủ dự án cần mở rộng phạm vi, nhân rộng mô hình và vận động để có thêm nhiều hộ nông dân hợp tác trong việc cải tạo đàn trâu trên địa bàn tỉnh.
Đối với Trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh thống nhất đối với các kiến nghị, đề nghị của đơn vị. Đồng thời yêu cầu, Trại cần tính toán cụ thể, phát huy tối đa lợi thế hiện có để phát triển. Trại cũng cần mở rộng hợp tác với các trường đại học, cao đẳng; các hợp tác xã, tổ chức phi chính phủ… để đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện nghiên cứu khoa học của đơn vị.

nb7-13032020.jpg

Quang cảnh buổi làm việc
 

Theo quangngai.gov.vn

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng