Tin tức

Thiết lập truy xuất điện tử với thanh long và tôm

Thứ năm, 17/08/2023 - 14:23

Sáng 17/8, Bộ NN&PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội nghị “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”. Tại đây, lần đầu tiên UNDP và Bộ NN giới thiệu mô hình truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và 'dấu chân các-bon' của từng trái thanh long.


Thiết lập truy xuất điện tử với thanh long và tôm
 
Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh là một phần trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các-bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan, là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất.

 Ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nói:  Thì Bộ NN luôn xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của cả ngành nông nghiệp, vừa qua đã triển nhiều mô hình số hóa trong thu hoạch và phân phối sản phẩm chủ lực và đã đạt được những kết quả nhất định.

Đến nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc các-bon được số hóa đã được thiết lập cho hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thanh long và tôm. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, đây là một công cụ quan trọng để theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, là những nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới.

Ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết:   Mỗi một năm bình quân văn phòng SPS Việt Nam nhận được 1.000 thông tin thay đổi của các thị trường trong đó 80% là thị trường xuất khẩu nông sản của VN. Theo thông lệ quốc tế, các quy định này chỉ được thông báo trước có 60 ngày, cho nên vì vậy cái việc chúng ta phải chuyển đổi số, thay vì thông tin bằng văn bản giấy thì chúng ta phải số hóa.

 Tại Hội nghị, lần đầu tiên UNDP và Bộ NN-PTNT giới thiệu mô hình về một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và "dấu chân các-bon" của từng trái thanh long được sản xuất tại Bình Thuận.

Với hệ thống này, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất từ Bình Thuận, Việt Nam, giờ đây có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ thực hành “xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất./.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng