Tin tức

Sức sống mới trên quê hương cách mạng Tân Trào

Thứ tư, 16/08/2023 - 07:42

Ngày này cách đây 78 năm (16/8/1945), dưới gốc đa Tân Trào, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của hơn 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.Với địa thế hiểm yếu, phong trào cách mạng vững chắc, nhân dân một lòng đi theo Đảng, Tân Trào trở thành trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam, là Thủ đô khu Giải phóng, Thủ đô Kháng chiến. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng người dân Tân Trào hôm nay đang tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


Sức sống mới trên quê hương cách mạng Tân Trào
 
Tháng 5 năm 1945, trước những diễn biến có lợi cho tình hình cách mạng trong nước, Bác Hồ chuyển từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào làm Thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại đây, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có những quyết định quan trọng, lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước tháng 8/1945. Dưới gốc đa Tân Trào chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của  hơn  60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.

Trên địa bàn xã hiện có 47 di tích lịch sử. Trong đó, có  nhiều  di tích gắn liền với  những  năm tháng hoạt động của  Trung ương  Đảng, của Bác Hồ .

Chị Lò Thị Tâm - Hướng dẫn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, Tuyên Quang, chia sẻ:“Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất để chuẩn bị và tiến tới cách mạng tháng 8 thành công. Bởi vậy mà căn lán rất đơn sơ giản dị như thế này được bà con Tân Trào gọi với một tên gọi trìu mến, thân thương với tên gọi là Phủ Chủ tịch đầu tiên của đất nước Việt Nam hay là Phủ Chủ tịch bằng tre nứa giữa núi rừng Việt Bắc. Cũng chính tại căn lán đơn sơ giản dị này, Bác Hồ có căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp một câu nói bất hủ về nhận định thời cơ cách mạng” Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”.

Người dân Tân Trào tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Về Làng Kim Long, nay là Làng văn hoá du lịch  thôn  Tân Lập, nơi  Bác Hồ,  đồng chí  Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo cao cấp đã ở, làm việc trong giai đoạn chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước tháng 8/1945.  Giờ đây  đã thấy sự thay đổi rõ rệt, những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày được bảo tồn, sửa chữa và xây dựng  mới. Đồng bào dân tộc Tày trong  thôn  đã phát triển các dịch vụ du lịch cộng đồng homestay .  Thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Chị Ma Thị Phương- Xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nói:“Tôi kinh doanh dịch vụ ngủ nghỉ, ăn uống Homestay với sức chứa ngủ là 60 người trong một đêm. Còn ăn uống là khoảng 500 đến 600 người. Làm kinh doanh dịch vụ so với nông nghiệp thì kinh doanh dịch vụ khá hơn.”

Tân Trào là xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang về đích nông thôn mới  vào  năm 2014. Hiện nay, 100% đường thôn đã được cứng hóa, không còn nhà tạm, nhà dột nát, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,8 triệu đồng/người/năm. Huyện Sơn Dương đang  có chủ trương  nâng cấp, sửa chữa  tuyến đường  ĐH15 dài khoảng 4 km nối ATK Tân Trào với ATK Định Hóa (Thái Nguyên) và dự án Làng Văn hóa du lịch cũng đang được triển khai xây dựng.

Ông Hoàng Đức Soài - Chủ tịch UBND xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cho biết:“Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của xã là tuyên truyền người dân chủ động chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tập trung phát triển các ngành du lịch, dịch vụ. Cấp ủy chính quyền cũng tăng cường phối hợp với các cơ quan đơn vị trong thực hiện các chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm. Từ đó, giúp người dân sản xuất theo quy mô hàng hóa tập trung để đảm bảo đáp ứng thu nhập cũng như bao tiêu sản phẩm ổn định cho người dân.”

Tân Trào phấn đấu  hết năm 2023,  thu nhập bình quân đầu người đạt 55  triệu đồng/người;  diện tích rừng trồng đạt 8 ha; thu hút trên 5.000 lượt khách du lịch lưu trú;  số ng ư ời qua  đ ào tạo nghề  đ ạt 70%; duy trì và  nâng cao các tiêu chí  nông thôn mới.  Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu, từng bước đưa Tân Trào  thực hiện mục tiêu đạt tiêu chuẩn đô thị loại V trong giai đoạn 2026-2030./.

Quang Đán - Quang Cường -PV TTXVN tại Tuyên Quang

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng