Tin tức

Lãi suất cao tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ năm, 11/05/2023 - 16:00

Kể từ quý IV/2022 đến nay, sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu xuất phát từ cầu yếu của các nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn trong nước, lãi suất cho vay lại tăng lên, càng làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bơi vậy, tìm giải pháp chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô là nội dung được các chuyên gia bàn đến tại buổi tọa đàm “Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023” diễn ra ngày hôm nay, tại Hà Nội.


Lãi suất cao tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô
 
Hiện mức lãi suất cho vay bình quân khoảng 9 – 10,7% là rất cao và làm xói mòn sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Điêu này còn ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp, không khuyến khích người có vốn nhàn rỗi đầu tư thành lập doanh nghiệp mà chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất an toàn.

Ông Phạm Xuân Hòe – Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, cho biết: Câu chuyện doanh nghiệp đang rất khó khăn người ta phải bán gần hết tài sản của mình thậm chí giá chỉ bằng 50% thôi để trang trải về công nợ trong khi tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng rất lớn, điều đó chứng tỏ người dân cũng chỉ trông chờ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Rõ ràng môi trường như vậy thì không tốt.

Trước bối cảnh đó, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách khuyến nghị các chính sách trong ngắn hạn cần cân bằng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời tìm kiếm các giải pháp khác nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế.  Chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo, chính sách tiền tệ duy trì trạng thái thích ứng, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu triển khai ngoại giao đơn hàng và đặc biệt là cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nhấn mạnh:Chúng ta phải cải cách môi trường kinh doanh quyết liệt cắt giảm chi phí kể cả chi phí thực thi tuân thủ pháp luật cho đến những chi phí của doanh nghiệp trong thực hiện việc kinh doanh của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới nâng cao năng lực cạnh tranh, thích nghi với sự biến động và bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Về dài hạn, cần có những dự báo đánh giá đúng tình hình kinh tế trong và ngoài nước để hỗ trợ cho chính sách của Chính phủ. Đẩy mạnh an sinh xã hội, an ninh năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời kết nối doanh nghiệp với nhau qua đó nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và kết nối giữa các nhà khoa học để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế./.

 
 Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng