Xã hội
Chủ nhật, 19/02/2023 | 16:05:00 [(GMT +7)]
Báo động bệnh trầm cảm ở học sinh
Chủ nhật, 19/02/2023 | 16:05:00 [(GMT +7)]
Học sinh trầm cảm bây giờ là câu chuyện thế giới, chứ không chỉ là của Việt Nam. Trẻ trầm cảm do áp lực thi cử căng thẳng, lịch học quá dày đặc và không còn chỗ trống cho thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Rất nhiều báo cáo trên thế giới cho biết tỷ lệ trầm cảm, rối loạn tinh thần, cảm xúc ở lứa tuổi học sinh tại các thành phố cao hơn so với nông thôn. Làm sao ngăn con mình tránh được căn bệnh ấy, thì không phải ai cũng hiểu và ai quan tâm đúng mức.

Ảnh: Nguồn Internet
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những thông báo đáng sợ về nạn trẻ em, học sinh lớp trung học cơ sở bị trầm cảm. Tại Việt Nam, các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em như lo lắng, trầm cảm, cô đơn và rối loạn tăng động giảm chú ý... chiếm khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Khi bệnh tâm thần trở thành bệnh xã hội rất đáng lo ngại, nhất là khi căn bệnh ấy tìm đến với trẻ em, học sinh từ 13-14 tuổi thì thật đáng sợ. Lâu nay, chúng ta thường xuyên xem quảng cáo trên TV về các loại sữa dành cho trẻ em, “thổi” cho trẻ em lớn cao nhanh, phát triển sớm, chúng ta hoặc mua dùng cho con em mình, hoặc không quan tâm nhưng không có ý kiến gì.
Trẻ em bây giờ dậy thì sớm. Các phương tiện công nghệ, điện thoại thông minh, máy tính xách tay…góp phần rất đắc lực cho sự phát triển sớm này ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh học sinh cứ nghĩ những căn bệnh tâm thần như trầm cảm còn “ở xa” hay chỉ “lướt qua” con mình, nên ít chú ý. Cho tới khi tai nạn ấy rơi đúng vào con mình. Bây giờ là thời cha mẹ trẻ phải làm việc suốt ngày, nhiều khi phải đi làm từ sáng tới tối mịt mới về nhà. Con của họ lúc đi học ở trường thì thôi, còn về nhà nhiều khi chỉ tha thủi chơi một mình nếu là con một, hay khi có hai anh em hay chị em thì anh chị chơi phần anh chị, em chơi phần em. Nhiều cha mẹ còn để điện thoại thông minh cho con chơi. Trẻ em bây giờ tiếp cận công nghệ thông tin rất nhanh và rất sớm, ngoài những lợi ích, thì còn những nguy cơ từ sự “sớm khôn” này mà cha mẹ nhiều khi ít để ý tới.
Ai cũng biết, trầm cảm ở trẻ em là căn bệnh tâm thần rất đáng sợ, nhưng làm sao ngăn con mình tránh được căn bệnh ấy, thì không phải ai cũng hiểu và ai cũng quan tâm sâu sắc. Vì thế, rất cần có những chương trình phổ biến, những lớp tập huấn cho cha mẹ các em về nguyên nhân, những dấu hiệu phát sinh căn bệnh này, và làm sao để con mình tránh được căn bệnh nguy hiểm ấy. Cha mẹ quan tâm, đồng hành, chuyện trò thân thiết với con mình trong thời gian con có dấu hiệu dậy thì là điều quan trọng đầu tiên để con phát triển bình thường. Và cũng thường xuyên cha mẹ quan tâm tới môi trường sinh hoạt ngoài giờ học của con mình, đó cũng là sự quan tâm thường trực. Nuôi con bây giờ khó hơn xưa rất nhiều. Vì ngày trước, trẻ em sống hồn nhiên hơn, không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, những giao tiếp của trẻ em thời ấy là giao tiếp trực tiếp, không có những “giao tiếp ảo”. Mà từ những “giao tiếp ảo” tới “sống ảo” thật chẳng mấy hồi. Những cám dỗ nguy hại bây giờ mới thực sự là những cám dỗ “ngay lập tức”, vì trẻ em hết sức dễ khi tiếp xúc với chúng thông qua công nghệ. Trong khi cha mẹ lại phải đi làm việc suốt ngày, thời gian trực tiếp ở bên con không có nhiều.
Câu chuyện trẻ em trầm cảm bây giờ là câu chuyện thế giới, chứ không chỉ là của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, Việt Nam đang và sẽ là nơi căn bệnh quái ác ấy có điều kiện xâm nhập sâu và rộng. Báo động về căn bệnh này không hề là cảnh báo sớm, vì nếu không được phụ huynh và nhà trường quan tâm, được xã hội lo lắng và tư vấn, tìm những biện pháp hạn chế và tháo gỡ, thì nguy cơ sẽ là rất lớn. Nó sẽ mang lại đau khổ cho biết bao nhiêu gia đình. Không có vi trùng, vi rút, vi khuẩn, nhưng căn bệnh ấy tác hại đến tuổi thơ của học sinh nhỏ, đến các em vào tuổi dậy thì, nhất là dậy thì sớm. Và vì không có căn nguyên cụ thể, không có “đối tượng cụ thể” phải diệt trừ bằng các loại thuốc, nên căn bệnh âm thầm này càng đáng sợ, nhất là với các gia đình, với cha mẹ trẻ em./.
Khi bệnh tâm thần trở thành bệnh xã hội rất đáng lo ngại, nhất là khi căn bệnh ấy tìm đến với trẻ em, học sinh từ 13-14 tuổi thì thật đáng sợ. Lâu nay, chúng ta thường xuyên xem quảng cáo trên TV về các loại sữa dành cho trẻ em, “thổi” cho trẻ em lớn cao nhanh, phát triển sớm, chúng ta hoặc mua dùng cho con em mình, hoặc không quan tâm nhưng không có ý kiến gì.
Trẻ em bây giờ dậy thì sớm. Các phương tiện công nghệ, điện thoại thông minh, máy tính xách tay…góp phần rất đắc lực cho sự phát triển sớm này ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh học sinh cứ nghĩ những căn bệnh tâm thần như trầm cảm còn “ở xa” hay chỉ “lướt qua” con mình, nên ít chú ý. Cho tới khi tai nạn ấy rơi đúng vào con mình. Bây giờ là thời cha mẹ trẻ phải làm việc suốt ngày, nhiều khi phải đi làm từ sáng tới tối mịt mới về nhà. Con của họ lúc đi học ở trường thì thôi, còn về nhà nhiều khi chỉ tha thủi chơi một mình nếu là con một, hay khi có hai anh em hay chị em thì anh chị chơi phần anh chị, em chơi phần em. Nhiều cha mẹ còn để điện thoại thông minh cho con chơi. Trẻ em bây giờ tiếp cận công nghệ thông tin rất nhanh và rất sớm, ngoài những lợi ích, thì còn những nguy cơ từ sự “sớm khôn” này mà cha mẹ nhiều khi ít để ý tới.
Ai cũng biết, trầm cảm ở trẻ em là căn bệnh tâm thần rất đáng sợ, nhưng làm sao ngăn con mình tránh được căn bệnh ấy, thì không phải ai cũng hiểu và ai cũng quan tâm sâu sắc. Vì thế, rất cần có những chương trình phổ biến, những lớp tập huấn cho cha mẹ các em về nguyên nhân, những dấu hiệu phát sinh căn bệnh này, và làm sao để con mình tránh được căn bệnh nguy hiểm ấy. Cha mẹ quan tâm, đồng hành, chuyện trò thân thiết với con mình trong thời gian con có dấu hiệu dậy thì là điều quan trọng đầu tiên để con phát triển bình thường. Và cũng thường xuyên cha mẹ quan tâm tới môi trường sinh hoạt ngoài giờ học của con mình, đó cũng là sự quan tâm thường trực. Nuôi con bây giờ khó hơn xưa rất nhiều. Vì ngày trước, trẻ em sống hồn nhiên hơn, không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, những giao tiếp của trẻ em thời ấy là giao tiếp trực tiếp, không có những “giao tiếp ảo”. Mà từ những “giao tiếp ảo” tới “sống ảo” thật chẳng mấy hồi. Những cám dỗ nguy hại bây giờ mới thực sự là những cám dỗ “ngay lập tức”, vì trẻ em hết sức dễ khi tiếp xúc với chúng thông qua công nghệ. Trong khi cha mẹ lại phải đi làm việc suốt ngày, thời gian trực tiếp ở bên con không có nhiều.
Câu chuyện trẻ em trầm cảm bây giờ là câu chuyện thế giới, chứ không chỉ là của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, Việt Nam đang và sẽ là nơi căn bệnh quái ác ấy có điều kiện xâm nhập sâu và rộng. Báo động về căn bệnh này không hề là cảnh báo sớm, vì nếu không được phụ huynh và nhà trường quan tâm, được xã hội lo lắng và tư vấn, tìm những biện pháp hạn chế và tháo gỡ, thì nguy cơ sẽ là rất lớn. Nó sẽ mang lại đau khổ cho biết bao nhiêu gia đình. Không có vi trùng, vi rút, vi khuẩn, nhưng căn bệnh ấy tác hại đến tuổi thơ của học sinh nhỏ, đến các em vào tuổi dậy thì, nhất là dậy thì sớm. Và vì không có căn nguyên cụ thể, không có “đối tượng cụ thể” phải diệt trừ bằng các loại thuốc, nên căn bệnh âm thầm này càng đáng sợ, nhất là với các gia đình, với cha mẹ trẻ em./.
Nhà thơ Thanh Thảo
Ý kiến ()