Tin tức

Ngân hàng nhà nước họp về tín dụng bất động sản

Thứ ba, 07/02/2023 - 14:32

Chiều ngày 6/2, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp nội bộ với các vụ, ngành trực thuộc và các ngân hàng để nghe báo cáo về tình hình cho vay trong lĩnh vực bất động sản của hệ thống.Cũng có thể hiểu đây là động thái ,Ngân hàng Nhà nước đang xem xét, đánh giá những khó khăn vướng mắc để tìm cách tháo gỡ cho phù hợp.


Ngân hàng nhà nước họp về tín dụng bất động sản
 
Mới đây, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2022. Theo báo cáo tài chính của các nhà băng, đến cuối năm 2022, không ngân hàng nào có dư nợ cho vay kinh doanh BĐS vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Nhiều ngân hàng cho rằng các nguồn vốn cho vay BĐS đều đi vào nhu cầu mua nhà thật nên rủi ro nợ xấu ngân hàng không cao. Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS ngày càng được cải thiện.

Ông Trần Long, Phó Tổng giám đốc BIDV, nói: Đối với BĐS thì chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo chủ trương của CP, hướng hỗ trợ cho người mua nhà, đối với những dự án thực sự tốt và đáp ứng quy định pháp lý của nhà nước, chúng tôi sẽ xem xét để cung ứng vốn cho chủ đầu tư các dự án đang trong quá trình hoàn thiện cũng như những người mua nhà.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân dịp đầu xuân mới và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng chiều 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh ngành ngân hàng cần rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nói: Vừa qua Thủ tướng chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực BĐS, đặc biệt là giúp người dân có tiền mua nhà ở, nhà ở xã hội và nhà ở phục vụ nhu cầu. NHNN vẫn chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện cho vay để người dân có người ở.

Theo Bộ Xây dựng, từ cuối năm 2022 và trong năm 2023, một số doanh nghiệp địa ốc sẽ phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó./.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng