Tin tức

Từ nhà khoa học săn thiết bị "chợ Trời" đến top đầu thế giới

Chủ nhật, 20/11/2022 - 15:28

Đúng ngày này cách đây 40 năm, 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trên cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh, tri ân những người làm công tác trồng người. Nhân dịp này, xin giới thiệu gương 1 người thầy, 1 nhà khoa học tiên phong trong phong trào đăng công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế. Từng xây dựng phòng thí nghiệm những ngày đầu với linh kiện lục lọi ở chợ Trời, vị giáo sư đó đã vươn lên top công bố khoa học có lượng trích dẫn hàng đầu thế giới.


GS Nguyễn Văn Hiếu-GS trẻ nhất của ngành Vật lý Việt Nam.
 
Là 1 trong những người đi tiên phong đăng công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế đến nay  GS Nguyễn Văn Hiếu có tên tại bảng xếp hạng "có nhiều trích dẫn trên thế giới".  Sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ của GS không chỉ làm nên thành công riêng của ông mà quan trọng hơn là còn truyền lửa cho nhiều thế hệ học trò của mình với tình yêu dành cho khoa học.

GS trẻ nhất của ngành Vật lý Việt Nam cho đến nay.150 bài báo quốc tế…Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016.1 trong 2 nhà khoa học Việt đứng top đầu lĩnh vực vật liệu và được xếp trong số 
 100.000 nhà khoa học   hàng đầu thế giới .

Những thành tích xứng đáng cho quá trình nghiên cứu tìm tòi không mệt mỏi của GS Nguyễn Văn Hiếu. Nhưng vẫn là chưa đủ mà  những bài báo đỉnh cao mới, được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn mới là  đích hướng đến của ông.

GS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, cho biết:Nghiên cứu giờ mới là cơ bản, mới công bố tạp chí vừa vừa chứ còn đỉnh cao nữa thì chúng tôi vẫn chưa làm được nên còn rất nhiều điều cần phải phấn đấu và phải tiếp tục.

 

Chính tinh thần nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ của thầy đã giúp truyền lửa và giữ chân nhiều học trò.
 

Con đường thành công của ngày hôm nay vốn không trải hoa hồng. Chấp nhận từ bỏ công việc với mức thu nhập cao ở nước ngoài để về nước. Trong những năm đầu, GS vừa phải đi dạy, vừa đi làm thêm ở bên ngoài mới  duy trì được cuộc sống gia đình. Vì thế, phòng thí nghiệm được xây dựng từ hai bàn tay trắng, thậm chí phải lang thang chợ Trời để tìm được thiết bị nghiên cứu phù hợp thì cũng không làm GS Hiếu chùn bước hay lỡ nhịp với nghiên cứu khoa học.
 
Chính tinh thần nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ của thầy đã giúp truyền lửa và giữ chân cho nhiều học trò đến và ở lại với con đường nghiên cứu vốn nhiều chông gai, thử thách.
 
TS Nguyễn Viết Chiến – Trường Đại học Phenikaa, nói:Thầy là tấm gương cho chúng tôi noi theo thầy luôn nỗ lực hết mình, thầy làm nghiên cứu vưới trách nhiệm và tinh thần cao. Sự nhiệt tình và tận tụy trong công việc nghiên cứu, nỗ lực hết mình thì sẽ đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Nghiên cứu sinh Đỗ Văn Kiệm - Trường Đại học Phenikaa, chia sẻ:Quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, thầy luôn động viên cổ vũ em tiếp tục con đường nghiên cứu, dài và khó khăn nhưng nhờ có dộng viên của thầy giúp em tự tin hơn trong nghiên cứu.

Nói về các công trình của mình, GS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, bộc  bạch:Các công trình của mình được chấp nhận và đăng trên các tạp chí quốc tế mang lại niềm vui cho mình rất lớn, không có gì có thể đo lường được sung sướng khi thấy thành quả làm việc của mình bao năm được mọi người ghi nhận, được cộng đồng ghi nhận.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng