Thời sự - Chính trị
Thứ 2, 03/10/2022 | 21:19:00 [(GMT +7)]
Khoa học công nghệ giúp nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Thứ 2, 03/10/2022 | 21:19:00 [(GMT +7)]
Chiều nay 03/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền dự Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền dự Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế giúp nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, góp phần bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa nông thôn Việt Nam.
Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong 3 năm từ 2017 - 2020 đã tuyển chọn phê duyệt 84 nhiệm vụ, trong đó có 50 đề tài và 34 dự án, tạo ra 339 sản phẩm mới, đề xuất 160 nhóm chính sách và giải pháp ở nhiều lĩnh vực, hoàn thiện 97 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất; xây dựng 208 mô hình các loại… Đây là Chương trình khoa học công nghệ đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, trung tâm là nông dân. Đã có trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; triển khai đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho 11 nghìn lượt người. Tạo ra nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa cao, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Chương trình cũng đã huy động được trên 585 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước cấp 379 tỷ đồng, kinh phí đối ứng ngoài nhà nước trên 236 tỷ đồng. Qua đó góp phần kết nối chặt chẽ nguồn lực giữa các ngành khoa học, giữa lý luận với thực tiễn, giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nghiên cứu đón đầu và phục vụ kịp thời trước mắt các nhu cầu sôi động của xây dựng nông thôn mới, giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân, góp phần phát triển sản xuất, đời sống và bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa nông thôn Việt Nam.
Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong 3 năm từ 2017 - 2020 đã tuyển chọn phê duyệt 84 nhiệm vụ, trong đó có 50 đề tài và 34 dự án, tạo ra 339 sản phẩm mới, đề xuất 160 nhóm chính sách và giải pháp ở nhiều lĩnh vực, hoàn thiện 97 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất; xây dựng 208 mô hình các loại… Đây là Chương trình khoa học công nghệ đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, trung tâm là nông dân. Đã có trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; triển khai đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho 11 nghìn lượt người. Tạo ra nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa cao, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Chương trình cũng đã huy động được trên 585 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước cấp 379 tỷ đồng, kinh phí đối ứng ngoài nhà nước trên 236 tỷ đồng. Qua đó góp phần kết nối chặt chẽ nguồn lực giữa các ngành khoa học, giữa lý luận với thực tiễn, giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nghiên cứu đón đầu và phục vụ kịp thời trước mắt các nhu cầu sôi động của xây dựng nông thôn mới, giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân, góp phần phát triển sản xuất, đời sống và bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa nông thôn Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025, mỗi đề tài khoa học công nghệ phải mang yếu tố kinh tế nông nghiệp và tích hợp đa giá trị. Chương trình phải tập trung bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với định hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại, nông dân văn minh”, các đề tài phải xuất phát từ thực tiễn, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp thiết gắn với đặc thù và điều kiện địa phương. Chú trọng triển khai các mô hình, dự án có tính mới, khả năng ứng dụng và lan tỏa cao trong thực tiễn; ưu tiên các mô hình, dự án ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp để thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình theo hướng vốn ngân sách trung ương đóng vai trò “vốn mồi”, tăng cường hợp tác, huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa./.
Tiến Công, Phúc Hảo/PTQ
Ý kiến ()