Tin tức

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Thứ tư, 07/09/2022 - 14:23

Ngày 4/1/2011 Chính phủ ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg, lấy ngày 12/8 (âm lịch) hàng năm là "Ngày Sân khấu Việt Nam". Mỗi năm đến ngày này, các nghệ sĩ trong Nam ngoài Bắc đều có hoạt động để tôn vinh nghề và tưởng nhớ tổ nghiệp bằng tất cả lòng thành kính.Có thể nói các nghệ sĩ năm nay đón ngày Giỗ tổ nghề trong niềm hân hoan khi sân khấu đang hồi phục mạnh mẽ sau 2 năm đại dịch. Đây cũng là động lực để họ tiếp tục cống hiến để làm sao sân khấu thành nhu cầu của khán giả; đóng góp vào quá trình hiện thực hóa chủ trương công nghiệp hóa văn hóa nước nhà.


Sân khấu sáng đèn sau 2 năm đại dịch Coivd-19.

 
Sáng đèn trở lại sau đại dịch Covid-19, sân khấu đã thực sự sôi động trở lại với hàng loạt chương trình biểu diễn, kịch mục phong phú xuyên suốt mùa hè vừa qua. Đặc biệt,  hầu hết các nhà hát đã “thai nghén” các ý tưởng sáng tạo, xây dựng vở mới nhằm lôi kéo, thu hút  công chúng đến với sân khấu.

NSƯT Thu Huyền – Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội, cho biết: khi hết dịch chúng tôi lên sàn tập vở mới “Linh từ Quốc mẫu” để có 1 tiết mục, kịch mục hay dành cho khán giả. Cũng rất mừng, sau dịch khán giả nói chung mong muốn được thưởng thức nghệ thuật, chúng tôi đã đi biểu diễn tại các vùng quê.

Một sự ghi nhận khác  là dự án sân khấu thể nghiệm kết hợp giữa cải lương và xiếc. Với vở diễn “Thượng Thiên Thánh Mẫu”, sự tung hứng của xiếc kết hợp với ca cải lương trên sân khấu vuông dường như đã tạo nên luồng sinh khí mới cho sân khấu truyền thống vốn kén khán giả.

Rõ ràng, sân khấu cần sự đổi mới thật quyết liệt để giải quyết bài toán thưa vắng khán giả từ nhiều năm nay. Đây không phải là bài toán một sớm một chiều mà cần sự bền bỉ, lâu dài, sự vào cuộc của các loại hình, các ban, ngành . Hơn thế, bên cạnh một vở diễn hấp dẫn, cũng cần những người quản lý nghệ thuật năng động, hiểu thị hiếu và biết cách khơi gợi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. 

 

Sân khấu cần sự đổi mới thật quyết liệt.

 

Trong những ngày này, lễ Giỗ tổ nghệ sân khấu diễn ra từ Bắc và Nam. Cùng với việc tri ân, gặp gỡ, giao lưu, câu chuyện nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật một lần nữa được đặt ra với các nghệ sĩ. Và họ - những người diễn trên sân khấu hay những người thầm lặng sau cánh gà với sự quyết tâm bền bỉ, sáng tạo sẽ hiện thực hóa biến sân khẩu thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu của khán giả Việt Nam./.
 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng