Văn hóa
Thứ 7, 03/09/2022 | 20:55:00 [(GMT +7)]
Lợi ích “kép” từ phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới
Thứ 7, 03/09/2022 | 20:55:00 [(GMT +7)]
Với lợi thế về cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống, các sản phẩm gắn với đặc trưng nông nghiệp vùng miền, khu vực nông thôn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong chiến lược phát triển của du lịch. Đặc biệt, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới được xem là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép đã và đang được các ngành, địa phương hướng đến. Bởi phát triển du lịch nông thôn sẽ là đòn bẩy để hoàn thành các tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Ngược lại, kết quả thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phát triển du lịch.
Là thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Bình Thành, xã Hành Nhân, huyệ Nghĩa Hành đang đi đúng hướng khi được xây dựng làng du lịch cộng đồng. Chính thức mở cửa từ tháng 6, đến nay, thôn Bình Thành đã đón hơn 3.000 lượt du khách. Trung bình cứ 2 ngày lại có 1 đoàn khách đến Bình Thành. Nhiều dịch vụ đang tiếp tục được hoàn thiện, Bình Thành sẽ mở rộng cửa, đón cả khách tham quan ngoài tỉnh.
Anh Đoàn Phú Việt Nam, Giám đốc HTX Nông nghiệp, Dịch vụ và Du lịch cộng đồng Bình Thành, Nghĩa Hành, cho biết: Chúng tôi sẽ đầu tư vào vận chuyển, xe đạp, xe ngựa kéo, xe điện, đón khách đi dạo xung quanh thôn Bình Thành. Tiếp đó là đầu tư dịch vụ ăn uống, đầu tư tắm suối nước nóng, ngâm thảo dược, làm các homstay cắm trại qua đêm.
Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Nơi đây có nhiều nét hoang sơ, kỳ bí để khám phá. Ngôi làng cổ Chăm Pa trong lòng cái nôi văn hoá Sa Huỳnh. Một không gian sống cổ xưa, với các di tích đền thờ, miếu, giếng cổ, những bức tường đá. Ngoài tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Du khách còn được trải nghiệm các hoạt động như đan lưới, nấu ăn, làm nông dân và tham gia các trò chơi dân gian. Nông dân đã học cách làm du lịch. Họ biến ngôi nhà của mình thành những homestay nhỏ xinh. Việc mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân.
Ông Lê Minh Phụng, Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cho biết thêm: Trong thời gian đến, chúng tôi tuyên truyền vận động bà con giữ gìn nét đặc trưng, hoang sơ của vùng quê, bên cạnh đó tạo dựng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ phục vụ. Mục đích là làm sao khi khách thập phương đến tham quan, bà con chúng ta phục vụ tốt và tạo sự tin tưởng cho du khách để có dịp quay trở lại.
Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, thị xã Đức Phổ, cho rằng: Làm thế nào để cộng đồng cùng tham gia, cùng bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa. Chúng tôi tìm ra phương án hoạt động, gắn với lợi ích kinh tế bên cạnh bảo tồn di sản. Điều quan trọng là cần gắn kết hơn nữa nâng cao dịch vụ du lịch và từ đó có thể mang lại nguồn lợi về kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Anh Đoàn Phú Việt Nam, Giám đốc HTX Nông nghiệp, Dịch vụ và Du lịch cộng đồng Bình Thành, Nghĩa Hành, cho biết: Chúng tôi sẽ đầu tư vào vận chuyển, xe đạp, xe ngựa kéo, xe điện, đón khách đi dạo xung quanh thôn Bình Thành. Tiếp đó là đầu tư dịch vụ ăn uống, đầu tư tắm suối nước nóng, ngâm thảo dược, làm các homstay cắm trại qua đêm.
Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Nơi đây có nhiều nét hoang sơ, kỳ bí để khám phá. Ngôi làng cổ Chăm Pa trong lòng cái nôi văn hoá Sa Huỳnh. Một không gian sống cổ xưa, với các di tích đền thờ, miếu, giếng cổ, những bức tường đá. Ngoài tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Du khách còn được trải nghiệm các hoạt động như đan lưới, nấu ăn, làm nông dân và tham gia các trò chơi dân gian. Nông dân đã học cách làm du lịch. Họ biến ngôi nhà của mình thành những homestay nhỏ xinh. Việc mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân.
Ông Lê Minh Phụng, Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cho biết thêm: Trong thời gian đến, chúng tôi tuyên truyền vận động bà con giữ gìn nét đặc trưng, hoang sơ của vùng quê, bên cạnh đó tạo dựng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ phục vụ. Mục đích là làm sao khi khách thập phương đến tham quan, bà con chúng ta phục vụ tốt và tạo sự tin tưởng cho du khách để có dịp quay trở lại.
Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, thị xã Đức Phổ, cho rằng: Làm thế nào để cộng đồng cùng tham gia, cùng bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa. Chúng tôi tìm ra phương án hoạt động, gắn với lợi ích kinh tế bên cạnh bảo tồn di sản. Điều quan trọng là cần gắn kết hơn nữa nâng cao dịch vụ du lịch và từ đó có thể mang lại nguồn lợi về kinh tế từ du lịch cộng đồng.
Phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới đem lại lợi ích ở cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, du lịch nông thôn hỗ trợ phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn thu ngoài sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, du lịch nông thôn góp phần làm giảm áp lực cho điểm du lịch thành phố, tăng cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần phát triển cộng đồng, gắn kết xã hội và phục hồi, bảo tồn văn hóa. Về môi trường, góp phần bảo tồn đa dạng sinh thái, làm mới làng xã theo hướng xanh, sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm với nông nghiệp.
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, nói: Phải nói đây là lợi ích kép. Chúng ta vừa đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, song song đó phát huy cộng đồng dân cư về du lịch ở địa phương, làm xanh sạch môi trường. Phát huy bản sắc của địa phương, phát huy sản phẩm đặc thù của địa phương cũng như khuyến khích người dân thấy được lợi ích của mình trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn hiện đại, văn minh và thu nhập tốt cho người dân
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho rằng: Hiện nay ở các địa phương bước đầu đã hình thành du lịch ở nông thôn du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Như ở Nghĩa Hành, Đức Phổ, Lý Sơn… Sở sẽ tập huấn, tuyên truyền cho những địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái, cộng đồng để tạo bước đi mới trong phát triển du lịch toàn tỉnh. Tập trung thực hiện tốt đề án chương trình đặc biệt của các sở, ngành như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban dân tộc miền núi và các sở đã phân bổ nguồn vốn theo đề án của tỉnh. Tuyên truyền cho người dân hiểu về du lịch cộng đồng, nông thôn. Đó là xu hướng phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn thu nhập bền vững, kịp thời thông tin đánh giá cuối năm nay và triển khai vào năm 2023.
Quảng Ngãi có 93 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn đang gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương tiếp tục khảo sát, tìm ra những nét đặc trưng, những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch nông thôn. Hướng đi này nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, góp phần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa ngành. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, nói: Phải nói đây là lợi ích kép. Chúng ta vừa đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, song song đó phát huy cộng đồng dân cư về du lịch ở địa phương, làm xanh sạch môi trường. Phát huy bản sắc của địa phương, phát huy sản phẩm đặc thù của địa phương cũng như khuyến khích người dân thấy được lợi ích của mình trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn hiện đại, văn minh và thu nhập tốt cho người dân
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho rằng: Hiện nay ở các địa phương bước đầu đã hình thành du lịch ở nông thôn du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Như ở Nghĩa Hành, Đức Phổ, Lý Sơn… Sở sẽ tập huấn, tuyên truyền cho những địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái, cộng đồng để tạo bước đi mới trong phát triển du lịch toàn tỉnh. Tập trung thực hiện tốt đề án chương trình đặc biệt của các sở, ngành như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban dân tộc miền núi và các sở đã phân bổ nguồn vốn theo đề án của tỉnh. Tuyên truyền cho người dân hiểu về du lịch cộng đồng, nông thôn. Đó là xu hướng phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn thu nhập bền vững, kịp thời thông tin đánh giá cuối năm nay và triển khai vào năm 2023.
Quảng Ngãi có 93 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn đang gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương tiếp tục khảo sát, tìm ra những nét đặc trưng, những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch nông thôn. Hướng đi này nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, góp phần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa ngành. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Mai Hạnh, Lương Triều/PTQ
Ý kiến ()