Tin tức

Hội thảo lấy ý kiến đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thứ hai, 20/06/2022 - 21:47

Chiều nay 20/06, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo lấy ý kiến Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo lấy ý kiến Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030
 
Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng năm 2030, là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn. Đề án phát triển 6 nhóm sản phẩm của Chương trình OCOP quốc gia. Ưu tiên phát triển sản phẩm đặc trưng gắn với truyền thống địa phương. Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, có 200 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên, trong đó có 3-5 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao. Duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên trong giai đoạn 2018 - 2020. Nâng hạng khoảng 30% số sản phẩm này đạt 4 sao trở lên. Phấn đấu 100% chủ thể OCOP có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên thực hiện mô hình theo chuỗi giá trị hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn liền với vùng nguyên liệu ổn định. Quảng Ngãi định hướng đến năm 2030, phát triển mới khoảng 250 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 1% - 3% sản phẩm đạt 5 sao. Phát triển 200 chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP, trong đó có khoảng 20 - 30% là hợp tác xã.
 
Các đại biểu đã tham gia góp ý, đề xuất giải pháp tập trung xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP. Hỗ trợ các chủ thể OCOP giới thiệu cung cấp các sản phẩm của địa phương đến các trung tâm, điểm giới thiệu, hội nghị giao thương để trưng bày, bán. Vấn đề cấp thiết hiện nay là tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển sản phẩm. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Không chạy theo số lượng sản phẩm mà cần phải tính đến chất lượng. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kiến thức kỹ năng về phát triển sản phẩm OCOP. Bố trí, phân cấp sử dụng các nguồn vốn đảm bảo nguồn lực theo quy định./.
 
Ngọc Hoàng/PTQ
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng