Văn hóa
Thứ 3, 25/01/2022 | 07:37:00 [(GMT +7)]
Tái hiện Tết xưa ở Hoàng thành Thăng Long
Thứ 3, 25/01/2022 | 07:37:00 [(GMT +7)]
Trong cung đình Thăng Long xưa, ngày Tết linh thiêng và trang nghiêm trong cung nên ít ai được biết. Nhưng nay, hậu thế có thể phần nào mường tượng Tết xưa được phục dựng theo tư liệu cổ tại chính nơi đã từng diễn ra trong Khu Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, đón Tết Nhâm Dần 2022, lần đầu tiên khu di sản thực hành nghi lễ tiến lịch - một nghi lễ trong cung đình nhà Lê xưa kia.
Tái hiện Tết xưa ở Hoàng thành Thăng Long
Lễ dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán . Đây cũng là nghi lễ quan trọng của cung đình xưa.Khi cây nêu dựng lên báo hiệu mùa Xuân đã về, mọi công việc triều chính tạm dừng. Từ việc chọn cây tre dựng nêu, đến những chiếc khánh đất hay những vật trang trí trên ngọn tre đều đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Hội Di sản văn hóa Thăng Long nghiên cứu từ các tài liệu lịch sử để phục dựng nghi lễ này.
Bà Phạm Thị Mão – Hội Di sản Văn hóa Thăng Long, nói: hàng năm dịp này đội Tế và đội dâng hương vào Hoàng Thành để tưởng nhớ các đời vua anh linh của dân tộc Việt Nam, gìn giữ các nét đẹp của dân tộc như dựng cây nêu, thả cá, phóng sinh.
Một trong những điểm nhấn trong Tết cung đình xưa tại Hoàng thành Thăng Long năm nay là lần đầu tiên phục dựng thành công Lễ tiến lịch. Từ thế kỷ XV, Lễ tiến lịch là một trong những hoạt động để chuẩn bị cho năm mới là việc nhà vua và triều đình sẽ tiến hành ban lịch cho bách quan và dân chúng. Theo chính sử thời Lê, hàng năm vào tháng trọng xuân, triều đình cho biên soạn lịch công của năm mới, vua Lê phê duyệt rồi truyền cho san khắc, in ấn, đóng quyển và ban lịch cho bách quan, muôn dân. Nghi lễ đã được dàn dựng công phu để chào đón xuân Nhâm Dần.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: “nói về lễ tiến ngự lịch trong lịch sử.Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ tiến lịch cũng như các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại”.
Bà Phạm Thị Mão – Hội Di sản Văn hóa Thăng Long, nói: hàng năm dịp này đội Tế và đội dâng hương vào Hoàng Thành để tưởng nhớ các đời vua anh linh của dân tộc Việt Nam, gìn giữ các nét đẹp của dân tộc như dựng cây nêu, thả cá, phóng sinh.
Một trong những điểm nhấn trong Tết cung đình xưa tại Hoàng thành Thăng Long năm nay là lần đầu tiên phục dựng thành công Lễ tiến lịch. Từ thế kỷ XV, Lễ tiến lịch là một trong những hoạt động để chuẩn bị cho năm mới là việc nhà vua và triều đình sẽ tiến hành ban lịch cho bách quan và dân chúng. Theo chính sử thời Lê, hàng năm vào tháng trọng xuân, triều đình cho biên soạn lịch công của năm mới, vua Lê phê duyệt rồi truyền cho san khắc, in ấn, đóng quyển và ban lịch cho bách quan, muôn dân. Nghi lễ đã được dàn dựng công phu để chào đón xuân Nhâm Dần.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: “nói về lễ tiến ngự lịch trong lịch sử.Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ tiến lịch cũng như các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại”.
Lễ dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán
Trong điều kiện thích ứng và đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, khu di sản Hoàng thành Thăng Long chưa mở cửa đón khách tham quan nhưng các hoạt động nghi lễ tại đây trong dịp Tết vẫn diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống. Các hoạt động đều được ghi hình để quảng bá, trưng bày trực tuyến phục vụ công chúng gần xa từ ngày 25-1 trên website: www.hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các chương trình, sự kiện hướng về truyền thống lại được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long như một cách để tôn vinh, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Tết Việt. Không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho công chúng, những hoạt động này còn góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong đời sống đương đại./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()