Tin tức

Hoàn thành trồng lại cây đa tại núi Thiên Bút

Thứ hai, 27/09/2021 - 18:38

Chiều nay 27/9, tại núi Thiên Bút, Thành phố Quảng Ngãi đã hoàn thành việc trồng lại cây đa cổ thụ bị ngã đổ ở Phường Trương Quang Trọng. Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã đến hiện trường kiểm tra việc trồng lại cây.

 

Hoàn thành trồng lại cây đa tại núi Thiên Bút. (Ảnh: Phúc Hảo)
 
Cây đa sau khi cắt tỉa chiều dài còn 14 mét, đường kính gần 6 mét, nặng gần 140 tấn. Do khối lượng lớn nên Tp. Quảng Ngãi đã huy động phương tiện cẩu trục chuyên dùng, tải trọng 850 tấn từ các doanh nghiệp ở Khu kinh tế Dung Quất.
 

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã đến hiện trường kiểm tra việc trồng lại cây và động viên lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn. 

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã đến hiện trường kiểm tra việc trồng lại cây, động viên lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn. Do tải trọng lớn nên việc lắp ráp phương tiện cẩu trục được thực hiện từ chiều qua đến trưa nay. Hố trồng ngay dưới chân núi Thiên Bút, tại đường Hồ Xuân Hương cũng được xử lí đảm bảo các điều kiện. Đầu giờ chiều nay, lực lượng làm nhiệm vụ đã cẩu cây đa đưa vào hố trồng.
 

Ông Hà Hoàng Việt Phương, Chủ tịch UBND Tp. Quảng Ngãi
 
Ông Hà Hoàng Việt Phương, Chủ tịch UBND Tp. Quảng Ngãi cho biết: Tính toán xử lí hố trồng đảm bảo thoát nước, thuốc phân. Việc triển khai trồng cây đa an toàn và hy vọng với sự trách nhiệm, chăm sóc rễ cây được phát triển.

 
 
Theo Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi, cây đa cổ thụ bị ngã đổ đã ngoài 200 năm tuổi. Bộ rễ chính của cây đã thoái hóa gần hết, chỉ mới phát sinh 1 số rễ nhỏ. Vì thế kỹ thuật trồng lại phải thật tốt. Để cây sống sau khi trồng lại tại địa điểm mới phải kết hợp nhiều biện pháp. Đầu tiên là xử lý hố trồng đảm bảo giữ được ẩm nhưng không bị ngâm nước. Vào mùa mưa, bìa núi Bút có nước ngầm vì vậy cần tính toán kĩ việc thoát nước cho cây.

 

Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi 
 
Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi nói: Bộ rễ dưới gốc chưa đủ sức lên nuôi thân, nên giữ ẩm trên thân, xử lí kĩ thuật, thuốc kích thích rễ, phun nước, che nắng không rất nguy hiểm. Hội Sinh vật cảnh cử cán bộ có chuyên môn giúp Công ty Môi trường giữ cây sống theo ước nguyện của cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi.

 
 
Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, cây đa vốn dễ sống. Tuy nhiên với cây già hơn 200 tuổi, rễ chính thoái hóa, rễ mới còn yếu thì để nuôi sống rất khó khăn. Hội sẽ nỗ lực hết sức, cùng phối hợp để chăm sóc cây đa sống. Cây đa cổ thụ này đủ điều kiện các tiêu chí cây di sản và đã trở thành biểu tượng gần gũi, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và gắn liền với đời sống của người dân từ nhiều đời nay./.
 
Minh Hiền (PTQ)
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng