Văn hóa
Thứ 5, 29/04/2021 | 16:17:00 [(GMT +7)]
Nghệ thuật trình diễn Chiêng 3 của người Hrê huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thứ 5, 29/04/2021 | 16:17:00 [(GMT +7)]
Tối qua 28.04, UBND huyện Ba Tơ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố và trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn chiêng 3 của người H’rê huyện Ba Tơ. Dự lễ có Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc Quốc hội Đinh Thị Phương Lan, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên.
Trình diễn Chiêng 3 của người Hrê.Ảnh: Thanh Trung
Chiêng 3 là bộ chiêng 3 chiếc có kích cỡ khác nhau.
Một loại nhạc cụ độc đáo của người H’Rê, huyện Ba Tơ đã truyền nối và lưu giữ qua rất nhiều đời. So với các nhạc cụ khác như đàn brook, Chinh K’la, ta lía, khèn rangói, trống thì chiêng 3 là nhạc cụ đặc biệt quý của người Hrê. Từ tiết tấu, nhịp điệu đến sự phối âm, phối bè đều được người trình diễn đánh chiêng sử dụng tinh tế. Âm thanh chiêng 3 như hoang sơ, rất lạ và rất riêng. Chiêng 3 được đánh lúc lễ hội, đám cưới, đám hỏi, vui chơi giải trí. Theo quan niệm của người Hrê, tiếng chiêng luôn đem lại những điều tốt đẹp và che chở cho làng bản; gia đình có cuộc sống bình an; cây trồng, vật nuôi, mùa màng sinh sôi phát triển.
Ông Phạm Văn Rôm-Xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, nói:Chiêng 3 ra đời từ rất lâu rồi. Từ lúc sinh ra đã thấy chiêng 3. Chiêng 3 là độc nhất vô nhị của người H’Re là vì nó đắt tiền, nó đổi được bằng tiền, bạc, trâu, bò rồi tiếng chiêng được dùng trong dịp tết, cúng, dịp lễ tết, nói chung là ngày vui là đều dùng chiêng 3 này.
Nghệ thuật trình diễn chiêng 3 của người Hrê huyện Ba Tơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tôn vinh cho giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của chiêng 3 trong cộng đồng người Hrê. Người dân Ba Tơ hiện còn gìn giữ 900 bộ chiêng 3 và có đến 740 người biết sử dụng thành thạo nhạc cụ chiêng 3.
Nghệ nhân Phạm Văn Sây-Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, chia sẻ:Bản thân tôi sẽ tiếp tục truyền dạy cho con cháu sau này biết được nhạc cụ chiêng 3 này là có nguồn gốc ra từ đâu, tiết tấu của nhạc cụ chiêng 3 ra sao để các cháu biết và tiếp tục truyền lại cho các cháu sau này nữa.
Một loại nhạc cụ độc đáo của người H’Rê, huyện Ba Tơ đã truyền nối và lưu giữ qua rất nhiều đời. So với các nhạc cụ khác như đàn brook, Chinh K’la, ta lía, khèn rangói, trống thì chiêng 3 là nhạc cụ đặc biệt quý của người Hrê. Từ tiết tấu, nhịp điệu đến sự phối âm, phối bè đều được người trình diễn đánh chiêng sử dụng tinh tế. Âm thanh chiêng 3 như hoang sơ, rất lạ và rất riêng. Chiêng 3 được đánh lúc lễ hội, đám cưới, đám hỏi, vui chơi giải trí. Theo quan niệm của người Hrê, tiếng chiêng luôn đem lại những điều tốt đẹp và che chở cho làng bản; gia đình có cuộc sống bình an; cây trồng, vật nuôi, mùa màng sinh sôi phát triển.
Ông Phạm Văn Rôm-Xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, nói:Chiêng 3 ra đời từ rất lâu rồi. Từ lúc sinh ra đã thấy chiêng 3. Chiêng 3 là độc nhất vô nhị của người H’Re là vì nó đắt tiền, nó đổi được bằng tiền, bạc, trâu, bò rồi tiếng chiêng được dùng trong dịp tết, cúng, dịp lễ tết, nói chung là ngày vui là đều dùng chiêng 3 này.
Nghệ thuật trình diễn chiêng 3 của người Hrê huyện Ba Tơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tôn vinh cho giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của chiêng 3 trong cộng đồng người Hrê. Người dân Ba Tơ hiện còn gìn giữ 900 bộ chiêng 3 và có đến 740 người biết sử dụng thành thạo nhạc cụ chiêng 3.
Nghệ nhân Phạm Văn Sây-Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, chia sẻ:Bản thân tôi sẽ tiếp tục truyền dạy cho con cháu sau này biết được nhạc cụ chiêng 3 này là có nguồn gốc ra từ đâu, tiết tấu của nhạc cụ chiêng 3 ra sao để các cháu biết và tiếp tục truyền lại cho các cháu sau này nữa.
Nghệ thuật trình diễn Chiêng 3 của người Hrê huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Thanh Trung
Ông Lữ Đình Tích-Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, nói:Chiêng 3 là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì đây là lợi thế rất lớn của huyện. Ngoài việc phục vụ cho dịp lễ hội, tết thì huyện sẽ mở rộng để mà quảng bá khi đây cũng là điểm nhấn chính quảng bá du lịch, phát triển du lịch rong và ngoài tỉnh.
Nghệ thuật trình diễn chiêng 3 của người Hrê là di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của huyện Ba Tơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau nghề dệt thổ cẩm ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành. Dịp này,08 tập thể, cá nhân đã có thành tích trong giữ gìn và phát huy nghệ thuật trình diễn chiêng 3 của người Hrê huyện Ba Tơ đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi khen thưởng. /.
Minh Huy
Ý kiến ()