Tin tức

Khoảng lặng hoạt động tín ngưỡng đầu xuân

Thứ ba, 23/02/2021 - 08:44

Hằng năm, cứ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội lớn nhỏ diễn ra từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, năm 2021 đánh dấu một mùa lễ hội đặc biệt khi nhiều lễ hội lớn nhỏ bị hủy bỏ bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19. Xuân Tân Sửu vì thế có một khoảng lặng trong hoạt động tín ngưỡng và trở thành một mùa xuân không tiếng trống hội, không có những dòng người ồn ã tham gia vào các hoạt động lễ hội.

 

Khoảng lặng hoạt động tín ngưỡng đầu xuân
 
Các chốt chặn vào chùa Hương (huyện Mỹ Đức) luôn có lực lượng chức năng trực liên tục 24/7, Xuồng đò nằm lặng yên dưới bến Yến, vắng bóng du khách. Hàng quán xung quanh khu di tích đóng cửa hàng loạt.
 
 
Phủ Tây Hồ cũng cửa đóng, then cài. Tương tự, khu di tích đền Sóc (huyện Sóc Sơn) cũng không có một khách hành hương nào. Hiện, tất cả các điểm di tích tín ngưỡng trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉ đạo đóng cửa phòng, chống dịch covid-19.

 

Ông Nguyễn Nam Nho, Trưởng Ban quản lý Di tích Đền Sóc, Hà Nội
 
Ông Nguyễn Nam Nho, Trưởng Ban quản lý Di tích Đền Sóc, Hà Nội, cho biết:  “Từ mùng 3 Tết dù chưa có ý kiến yêu cầu đóng cửa của thành phố nhưng huyện Sóc Sơn xác định đây là trọng điểm công tác phòng chống dịch nên đêm mùng 3 đã quyết định đóng cửa đền”.

 

Ông Trương Tiến Hồi, Trưởng Tiểu BQL di tích phủ Tây Hồ, Hà Nội
 
Ông Trương Tiến Hồi, Trưởng Tiểu BQL di tích phủ Tây Hồ, Hà Nội, nói: BQL phủ Tây Hồ đã đóng cửa, dừng tất cả hoạt động tôn giáo, từ sáng mùng 5 chấp hành nghiêm, cho nghỉ hết, chỉ để lại lãnh đạo và bảo vệ trông nom”.

 
 
Không tổ chức lễ hội, không đón du khách nhưng phía trong di tích ông Bùi Xuân Chính vẫn hàng ngày đèn hương đầy đủ. Với ông, đóng cửa phòng dịch là giải pháp tốt nhất hiện nay dù phải chứng kiến khung cảnh kém phần tấp nập ở đền Sóc trong mùa lễ hội.

 

Ông Bùi Xuân Chính, Thủ nhang Đền Sóc, Hà Nội
 
Ông Bùi Xuân Chính, Thủ nhang Đền Sóc, Hà Nội, chia sẻ: Năm ngoái 2020 sau khi lễ tổ chức xong, năm nay chưa kịp tổ chức dịch tràn lan, chúng tôi không đón vui xuân nhưng cảm tưởng được nhân dân gửi gắm rất nhiều, mặc dù không được đón khách nhưng chúng tôi cảm nhận khách vương vấn và chúng tôi vẫn làm công việc được giao.

 
 
Một không gian tín ngưỡng trong điều kiện dịch bệnh có thể là điều không vui với nhiều người, nhiều địa phương vì nguồn thu sụt giảm, nhưng là điều cần thiết hiện nay. Và đây cũng là khoảng lặng để các cơ quan quản lý và du khách cùng suy ngẫm về những phương án tổ chức và quản lý lễ hội trở nên văn minh hơn trong những năm tới.

 

Ông Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
 
Ông Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nói: Có những di tích rất lớn, nguồn thu rất nhiều, khi dừng như thế này phải cân nhắc làm sao vừa giúp địa phương quảng bá giá trị, tuy nhiên mục tiêu cao nhất năm 2021 là bảo vệ sức khỏe cho người dân.

 
 
Ở một khía cạnh khác, các cơ sở tín ngưỡng vắng vẻ thì không còn tình trạng “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” như trước đây, góp phần xây dựng văn hóa công sở ngay từ đầu năm. Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo phòng chống dịch hàng loạt các chùa như Phúc Khánh, Quán Sứ, Văn Trì, Bạch Liên tại Hà Nội chỉ tổ chức cầu an, dâng sao giải hạn trực tuyến./.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng