Xã hội
Thứ 5, 17/12/2020 | 08:20:00 [(GMT +7)]
Già hóa dân số, Cơ hội và thách thức
Thứ 5, 17/12/2020 | 08:20:00 [(GMT +7)]
Dân số Việt Nam đang có xu hướng ngày càng già hóa. Hiện nay, cứ 6 người thì có một người từ 60 tuổi trở lên. Theo dự báo, đến năm 2035 số người cao tuổi trên 75 tuổi ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, đạt 5 triệu người. Nếu trong tương lai điều này không cải thiện thì chất lượng sống của người già sẽ bị giảm sút nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội.
Già hóa dân số, Cơ hội và thách thức
Cả đời làm việc ở xã, nay về già, hai vợ chồng ông Lê Quang Phúc vẫn tranh thủ thời gian nhàn rỗi tăng gia sản xuất. Với khoản lương hưu hàng tháng, 2 ông bà không phải lo, ốm đau bệnh tật thì đã có bảo hiểm y tế. Cuộc sống như của ông bà đang là mơ ước của nhiều người bước qua tuổi 60.
Ông Lê Quang Phúc – Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:”vì có lương hưu nên cũng yên tâm lễ lạt đối nội đối ngoại”
Tuy nhiên thực tế hiện nay mới có chưa đến 40% người già có lương hưu và bảo trợ xã hội. Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam cũng đang nhanh hơn so với tốc độ già hoá dân số chung của các nước trên thế giới kéo theo số người già không có lương hưu, trợ cấp cũng sẽ tăng nhanh và trở thành gánh nặng cho xã hội.
Ông Giang Thanh Long - Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, cho biết: Việt Nam hiện có tốc độ già hóa dân số quá cao nên việc tham gia BHXH là vô cùng quan trọng. Quan niệm những đứa con là chỗ dựa khi về già đang dần thay đổi khi xã hội phát triển. Ở các vùng nông thôn, phần lớn thanh niên và trung niên đều thoát ly ra thành phố làm việc để lại người già và trẻ nhỏ.Thu nhập không có, cuộc sống của những người già ở lại chủ yếu phụ thuộc vào mảnh vườn, thửa ruộng.
Ông Đinh Hữu Thêm – Xã Lục Ba, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, bộc bạch: “Không có lương hưu, trợ cấp thì thấp nên cuộc sống rất khó khăn….”
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1999 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 68,6 tuổi; năm 2014 là 73,2 tuổi; năm 2030 là 78 tuổi và dự kiến năm 2050 là 80,4 tuổi. Theo các chuyên gia cần có những chính sách thực tế để thích ứng với bối cảnh già hóa dân số trong giai đoạn mới./.
Ông Lê Quang Phúc – Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:”vì có lương hưu nên cũng yên tâm lễ lạt đối nội đối ngoại”
Tuy nhiên thực tế hiện nay mới có chưa đến 40% người già có lương hưu và bảo trợ xã hội. Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam cũng đang nhanh hơn so với tốc độ già hoá dân số chung của các nước trên thế giới kéo theo số người già không có lương hưu, trợ cấp cũng sẽ tăng nhanh và trở thành gánh nặng cho xã hội.
Ông Giang Thanh Long - Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, cho biết: Việt Nam hiện có tốc độ già hóa dân số quá cao nên việc tham gia BHXH là vô cùng quan trọng. Quan niệm những đứa con là chỗ dựa khi về già đang dần thay đổi khi xã hội phát triển. Ở các vùng nông thôn, phần lớn thanh niên và trung niên đều thoát ly ra thành phố làm việc để lại người già và trẻ nhỏ.Thu nhập không có, cuộc sống của những người già ở lại chủ yếu phụ thuộc vào mảnh vườn, thửa ruộng.
Ông Đinh Hữu Thêm – Xã Lục Ba, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, bộc bạch: “Không có lương hưu, trợ cấp thì thấp nên cuộc sống rất khó khăn….”
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1999 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 68,6 tuổi; năm 2014 là 73,2 tuổi; năm 2030 là 78 tuổi và dự kiến năm 2050 là 80,4 tuổi. Theo các chuyên gia cần có những chính sách thực tế để thích ứng với bối cảnh già hóa dân số trong giai đoạn mới./.
Ý kiến ()